Loài Cryptotermes domesticus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài mối (insecta isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh thanh hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 50 - 53)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài gây hại chính làm cơ sở

3.3.1. Loài Cryptotermes domesticus

3.3.1.1. Đặc điểm hình thái

Mối lính: có hình dạng đầu rất đặc biệt, đầu nhìn phía sau gần như hình

vng, thành trán hợp với góc hàm một góc nhỏ hơn 90°, phía trước trán gồ ghề, đỉnh đầu khơng bằng phẳng mà lồi lõm. Chiều dài đầu đến gốc hàm trung bình của mối là khoảng 1,19 mm (1,14 – 1,24 mm), chiều rộng cực đại của đầu là 1,22 mm (1,14 – 1,29 mm). Phía trước đầu và hàm mối có màu đen, phần sau đầu có màu nâu đỏ. Hàm lớn ngắn, đỉnh hàm hơi uốn cong lên phía trên, hàm trái lớn hơn hàm phải, có 3 – 4 răng. Râu 11 – 12 đốt các đốt. Các đốt ngực, bụng màu vàng nhạt. Tấm lưng ngực trước có màu nâu vàng. Tấm lưng ngực trước có nửa sau hình trịn nữa trước lõm sâu ở cạnh trước, cạnh trước nhô lên hơi che khuất một phầm phía sau đầu, chân ngắn bé.

Hình 3.4. Hình dạng mối lính lồi C. domesticus

(Nguồn: Nguyễn Thị My)

Mối cánh: có đầu màu vàng xám, ngực, bụng, chân râu đều vàng nhạt. Chiều

dài từ 8,5 – 9,5 mm.Vảy cánh và gân cánh vàng xám. Cánh có màng mỏng khơng màu. Mặt cánh lầm tấm hạt sắc tố. Đầu hình gần chữ nhật, mắt kép nhỏ, mắt đơn ở phía trên mắt kép những rất gần với nhau. Ở phía lưng của mỗi hố râu có một đốm điểm màu nhạt không đều và to hơn mắt đơn.

Hình 3.5. Hình dạng mối cánh lồi C. domesticus

3.3.1.2. Đặc điểm sinh thái học và cách thức gây hại

Trong các nhóm mối gây hại, C. domesticus thuộc vào nhóm mối gỗ khơ.

Nhóm mối này có nhu cầu độ ẩm dưới 13%. Tổ của chúng nhỏ, nằm hồn tồn trong cấu kiện gỗ, khơng có liên hệ với đất. Tổ khơng có đường mui thay vào đó là những khoang rỗng có kích thước khơng đồng đều, khơng có hình dạng nhất định, nằm dọc theo thớ gỗ. Khoang lớn có thể dài 16 – 18cm, rộng 4 – 5cm. Phân của chúng có dạng hạt, được đùn ra bên ngồi thơng qua các lỗ nhỏ (0,3 – 1,5 mm) trên bề mặt gỗ. Một số tổ có các khoang chứa phân riêng, khi thấy có phân đùn ra bên ngồi thì vật dụng gần như đã bị hại hết.

Cơng trình bị mối C. domesticus thường được nhận biết qua việc bay giao

hoan của mối cánh, sự xuất hiện của các hạt phân của chúng trên mặt đất hoặc trên các bề mặt phẳng khác. Chúng thường làm rỗng bên trong các cấu kiện gỗ. Chúng tiêu thụ gỗ không nhanh nhưng có khả năng làm phá hoại hoàn toàn các vật liệu bằng gỗ nếu không được để ý đến trong hàng năm. Điều này rất nguy hiểm nếu các cấu kiện bị hại là những phần chịu lực chính của cơng trình và khó thay thế như cột, xà…

Hình 3.6. Khung cửa Đền thờ Lê Đại Hành bị hại bởi loài C. domesticus (trái)

và phân mối khi đùn ra bên ngoài (phải) (Nguồn: Trần Văn Thành)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài mối (insecta isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh thanh hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)