Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đề xuất biện pháp phòng trừ lồi gây hại chính
3.4.1. Cơ sở khoa học phòng trừ mối
3.4.1.1. Các biện pháp xử lý phòng trừ mối hiện nay đang được sử dụng trong các di tích tỉnh Thanh Hóa
* Biện pháp dân gian sử dụng vôi bột và dầu nhớt: Biện pháp này thường
được sử dụng ở cơng trình Đền thờ Triệu Việt Vương. Vơi được rắc vào móng và mặt nền khi xây dựng cơng trình và những khu vực phát hiện có mối tấn cơng. Tuy nhiên, biện pháp này khơng có hiệu quả diệt mối, bằng chứng là cơng trình này hiện đang bị mối tấn công. Thực chất biện pháp này chỉ hiệu quả đối với một số lồi cơn trùng khác. Riêng với mối, các cá thể đi ngầm trong các đường mui do chúng xây nên, vì thế cơ thể khơng tiếp xúc trực tiếp với vôi bột. Thêm nữa, biện pháp này chỉ có thể diệt được những cá thể kiếm ăn đơn lẻ, khơng diệt tận gốc mối chúa, vì vậy tổ mối hầu như khơng bị ảnh hưởng gì. Mặt khác, vơi bột sau một thời gian sẽ tác dụng với CO2 tạo thành đá vôi không gây độc.
Một số di tích sử dụng dầu để đổ vào các chân cột gỗ, quét lên bề mặt gỗ. Tuy nhiên, các cơng trình này vẫn bị mối tấn cơng. Nguyên nhân là do dầu nhớt khó thấm sâu vào trong thân các cột gỗ cũng như cấu kiện gỗ, mối vẫn tấn công ngầm vào bên trong cấu kiện. Một nhược điểm nữa của biện pháp này là phần gỗ tẩm dầu bị đổi màu. Mặc dù vậy, một số vị trí đổ dầu khơng thấy mối tấn công. Như vậy, biện pháp này chỉ có thể xua đuổi mối cục bộ, ngồi ra dễ làm mất mỹ quan cơng trình và thay đổi màu sắc cấu kiện gỗ. Do đó khơng nên sử dụng các biện pháp này để xử lý mối.
* Biện pháp sử dụng hóa chất phịng trừ mối: Một số di tích đã áp dụng
phương pháp phun hóa chất vào cấu kiện gỗ, chân cột để phịng trừ mối. Mục đích của phương pháp này là không cho mối đi qua hoặc ăn xuyên phần gỗ đã tẩm hóa chất. Một số hóa chất thường được sử dụng là Cislin, Lentrek, .... Tuy nhiên, trên
thực tế nhiều cơng trình đã xử lý phun hóa chất vẫn đang bị mối tấn cơng như Đền thờ An Dương Vương, Đền thờ Lý Thường Kiệt. Nguyên nhân là do kiến trúc đặc trưng của di tích, các cấu kiện gỗ như xà, kèo ở trên cao nên việc phun tẩm hóa chất để thấm sâu vào trong là rất khó khăn.
3.4.1.2. Ưu nhược điểm của các biện pháp xử lý phòng trừ mối phổ biến hiện nay ở nước ta
* Biện pháp sử dụng hóa chất phòng trừ mối: Biện pháp này đã được áp
dụng ở một số cơng trình di tích tại Thanh Hóa như đã trình bày ở mục 3.4.1.1.
Biện pháp này hầu như khơng có tác dụng đối với lồi Coptotermes gestroi
vì khơng xác định được vị trí tổ của chúng để bơm hóa chất, chỉ có tác dụng xua đuổi và diệt những cá thể đi kiếm ăn riêng lẻ. Ngoài ra, biện pháp sử dụng hóa chất cịn gây độc hại đến môi trường, làm thay đổi màu gỗ, giá thành cao, không diệt triệt để đàn mối nên mối vẫn tấn công những cấu kiện không được ngâm tẩm.
Tuy nhiên, biện pháp này hiệu quả đối với mối Cryptotermes domesticus
(mối gỗ khô). Tổ của loài mối này nằm hoàn toàn trong các cấu kiện gỗ, số lượng cá thể hạn chế, vì vậy dễ bị tiêu diệt hơn so với lồi thuộc nhóm mối gỗ ẩm và nhóm mối đất.
* Biện pháp lây nhiễm: Nguyên lý của biện pháp này là sử dụng các hộp
chứa thức ăn đặt vào những nơi mối hay đến kiếm ăn nhằm thu hút các cá thể mối đến ăn. Sau đó phun các chất độc tác dụng chậm lên mình các cá thể mối. Nhờ tập tính làm sạch cơ thể và mớm thức ăn cho nhau, các cá thể này mang chất độc về tổ và truyền chất độc cho các cá thể khác, gây ngộ độc cho cả đàn mối.
Về lý thuyết, biện pháp này đơn giản và dễ phổ cập, tuy nhiên để thành cơng địi hỏi phải nhử được trên 15% số cá thể của tổ. Đối với nhóm mối có vườn cấy nấm thường không thể nhử được số lượng cá thể lớn và đặc biệt không nhử được mối gỗ khơ. Do đó, biện pháp này chỉ có tác dụng đặc hiệu với nhóm mối gỗ ẩm. Mặt khác, do diện tích cơ thể nhỏ nên đại đa số thuốc độc bị phát tán ra môi trường, chỉ một lượng nhỏ theo mối về tổ, do đó dễ gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy, biện pháp này nên hạn chế sử dụng.
* Biện pháp lập hàng rào ngăn mối trong và ngồi cơng trình: Nguyên lý
của phương pháp này là sử dụng hóa chất có độ độc và bền cao để trộn vào đất làm hàng rào ngăn mối xâm nhập từ ngồi vào và từ nền lên cơng trình.
Tuy khơng có tác dụng diệt mối đang gây hại nhưng phương pháp này có hiệu quả phịng mối cao. Tuy nhiên, do hóa chất được trộn vào trong đất, nếu ở điều kiện mực nước ngầm cao như những di tích vùng ven biển và vùng đồng bằng sẽ dễ gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy, biện pháp này chỉ nên thực hiện để phịng mối cho các cơng trình ở vùng đồi, trung du.
3.4.1.3. Một số biện pháp xử lý phòng trừ mối tiên tiến trong cơng trình kiến trúc ở nước ta và trên thế giới
* Biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học diệt mối: Nguyên lý của phương
pháp này là dùng các tế bào vi sinh vật gây bệnh cho mối phun lên cá thể mối, nhờ các cá thể này mang mầm bệnh về và truyền bệnh cho các cá thể khác trong tổ. Biện pháp này khơng dùng hóa chất nên hầu như không gây ô nhiễm môi trường. Biện pháp này được các nước tiên tiến như Mỹ, Úc khuyến khích áp dụng và đã sử dụng thành công ở Mỹ.
Hiện nay, ở nước ta đã sản xuất thành công chế phẩm Metarhizium, được thử
nghiệm rất hiệu quả đối với nhóm mối có vườn cấy nấm. Sau khi xác định được vị trí tổ mối, dùng máy khoan hoặc thuốn khoan sâu vào khoang tổ, bơm trực tiếp chế phẩm vào khoang tổ.
* Biện pháp sử dụng bả độc để diệt mối: Nguyên lý của biện pháp này là
dùng chất độc trộn vào thức ăn tạo thành bả độc dành cho mối. Biện pháp này cũng áp dụng nguyên tắc lây nhiễm, tuy nhiên bả được sản xuất dạng thanh, viên nén nên khi sử dụng bả, phần cịn lại sau khi mối ăn có thể thu dọn dễ dàng nên khả năng gây ô nhiễm môi trường là rất thấp. Hiện nay, một dạng bả này được nghiên cứu và chế tạo thành công bởi Viện Sinh thái và Bảo vệ cơng trình, sử dụng hoạt chất là Hexaflumuron (thuộc nhóm ức chế sinh tổng hợp kitin) và chất nền là bột gỗ đã được lên men với một chủng nấm sợi đặc hiệu.