III. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO LUẬT NGÂN HÀNG
2. Các tổ chức tín dụng(theo luật của tổ chức tín dụng) a) Khái niệm:
a) Khái niệm:
- Tổ chức tín dụng:Là doanh nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh tiền tệ làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, sử dụng tiền này d8ể cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
- Tổ chức tín dụng Nhà nước:Được thành lập do ngân sách Nhà nước cấp vốn.
- Tổ chức tín dụng cổ phần: Được thành lập do vốn đóng góp của các cổđông.
- Tổ chức tín dụng liên doanh:Được thành lập do vốn đóng góp của VIệt Nam và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.
- Tổ chức tín dụng nuớc ngoài:Được thành lập bằng 100% vốn nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.
- Tổ chức tín dụng hợp tác:Được thành lập bằng vốn đóng góp của các tổ chức , cá nhân và hộ gia đình.
b) thành phần các tổ chức tín dụng:
Ngân hàng là một loại hình thức tín dụng. Ngân hàng được thành lập để hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác liên quan.
- Hoạt động Ngân hàng là hoạt động nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Các loại ngân hàng theo luật bao gồm :
. Ngân hàng thương mại. . ngân hàng đầu tư.
. Ngân hàng phát triển. . Ngân hàng hợp tác. . Ngân hàng chính sách. Các loại ngân hàng khác. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng được thành lập để thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, không được nhận tiền gửi không kỳ
hạn. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm: . Công ty tài chính.
. Công ty cho thuê tài chánh. . các tổ chức phi ngân hàng khác.
- Tổ chức tín dụng hợp tác:Là tổ chức kinh doanh tiền tệ làm dịch vụ ngân hàng do các tổ chức , cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu tương trợ nhau phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Tổ chức tín dụng hợp tác có:
. Hợp tác xã tín dụng. . Quỹ tín dụng nhân dân. . Ngân hàng hợp tác.
TÓM TẮC NHỮNG ĐIỂM CẦN NHỚ:
- Hệ thống ngân hàng thương mại VIệt Nam còn rất non trẻ so với nhiều nước trên thế giới nhưng cũng có lịch sử phát triển tương đối dài kể từ đầu thế kỉ XVIII. Các giai đoạn phát triển của hệ thống có thểđược chia ra theo các giai đoạn ra đời của những văn bản pháp luật
điều chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Đó là giai đoạn từ 1951- 1988 với mô hình ngân hàng một cấp, ngân hàng vừa là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là tổ chức kinh doanh, đến giai đoạn tiếp theo từ 1988- 1990
Sau khi HĐBT ban hành nghị định 53 /HĐBT ngày 26 /3/88, nội dung nghị định này là tổ chức hệ thống ngân hàng nước ta theo hệ
thống ngân hàng hai cấp thì hoạt động của
hệ thống ngân hàng đã có nhiều bước tiến đáng kể, đến giai đoạn 3 từ 1990- 1998, sau khi Hội đồng Nhà nước ban bàn hai pháp lệnh:Pháo kệnh Ngân hàng Nhà nước, pháp lệnh ngân hàng- Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính theo quyết định số 37- 38 ngày 24. 05. 1990 thì hệ thống ngân hàng đã đạt được những bước phát triển rất lớn cho đến khi có Luật Ngân hàng ban hànhvngày 01 /10 /1998 đến nay. - Giai đoạn hiện nay, hệ thống Ngân hàng hiện đang chịu sự điều chỉnh của hai luật chính là luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ
chức tín dụng có sửa đổi và bổ sung một sốđiều.
- Về mặt tổ chức, hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Và các tổ chức tín dụng gồm có Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi Ngân hàng và tổ chức tín dụng hợp tác.
Câu hỏi gợi ý: