LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn học tập tiền tệ và ngân hàng (Trang 25 - 28)

1. Thc trng lm phát Vit Nam:

Lạm phát ở Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng trong thời kì bao cấp. Từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sựđiều tiết vĩ

mô của Nhà nước thì chúng ta đã kiểm soát được lạm phát. Tình hình cụ thể như sau: Năm 1991 đến năm 2004 tình hình lạm phát như sau: Năm Lạm phát Năm Lạm phát 1991 72% 1999 0, 1% 1992 17, 5% 2000 - 0, 6% 1993 5, 2% 2001 0, 8% 1994 14, 3% 2002 4% 1995 12% 2003 2, 8%

1997 3, 6% 2004 9, 5% 1998 9, 2% 1998 9, 2%

2. Nguyên nhân lm phát Vit Nam (lm phát nghiêm trng ch

yếu trong thi kì bao cp)

- Do hậu quả nặng nề của chiến tranh(nền kinh tế chưa bình phục, sức sản xuất giảm:Ngân sách phải bội chi liên tục cho xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, cho các chính sách xã hội).

- Luôn bị thiên tai, lũ lụt giông bảo tàn phá, chi ngân sách tăng liên tục trong khi sản xuất hàng hoá giảm.

- Tốc độ tăng dân số nhanh cho nên nhu cầu hàng hoá tăng, chi xã hội tăng (70- 80:GDP tăng 0, 8%; dân số 2, 4%)

- Duy trì lâu dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, kém hiệu quả, chi phí sản xuất tăng dần đến giá thành sản phẩm tăng.

- Sai lầm tring một số chính sách kinh tế(chính sách hợp tác hoá, cải tạo công thương nghiệp, công ngjiệp hoá, chính sách giá, tiền lương. )

- Từ năm 1991 về trước bội chi ngân sách được bù đầp bằng việc phát hành tiền do đó khối lượng cung tiền tệ tăng nhanh.

- Hệ thống ngân hàng hoạt động không điều hoà:Cơ chế tín dụng bao cấp, tiền ra lưu thông không quay về ngân hàng.

- Niềm tin sựổn định tiền tệ trong nhân dân bị giảm sút làm nhu cầu hàng hoá tăng giả tạo.

Lạm phát ở nước ta sảy ra và hậu quả cũng tương tự như hậu quả

lạm phát đã đề cập ở phần trước.

4. Bin pháp hn chế lm phát:

- Xoá bỏ chếđộ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường 1có sựđiều tiết vĩ mô của Nhà nước.

- Xoá bỏ chế độ hợp tác hoá trong sản xuất nông nghiệp từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng, tăng nhanh sản lượng và tỉ lệ xuất khẩu. Từ 1991 Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu gạo.

- Trao quyền tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng hàng hoá.

- Giải thể các xí nghiệp quốc doanh yếu kém và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước không đóng vai trò chủđạo, làm giảm việc bù lỗ cho các công ty này để giảm chi ngân sách, mặt khác khuyến khích sản xuất hàng hoá.

- Áp dụng lãi suất dương(lãi suất ngân hàng>tỷ lệ lạm phát). - Thắt chặt ngân sách, hạn chế cấp tín dụng cho các công trình xây dựng cơ bản không mang lại hiệu quả thiết thực.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từđó vừa tăng sản lượng hàng hoá vừa thu hút ngoại tệ.

- Công nhận sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế, có chính sách khuến khích các thành phần này tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội.

Tất cả những biện pháp trên nhằm hạn chế lạm phát mà vẫn giữ được cho tổng sản phẩm xã hội tăng. Đó là thành phần lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua.

TÓM TẮC NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ

- Lạm phát là một phạm trù vốn có trong nền sản xuất hàng hoá, biểu hiện của sự lạm phát là sự tăng giá của các loại háng hoá và lạm

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn học tập tiền tệ và ngân hàng (Trang 25 - 28)