CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nguyên liệu và dụng cụ thực nghiệm
Bùn thải
Bùn thải đƣợc lựa chọn từ mẫu bùn phù hợp nhất để sản xuất phân bón rồi chế tạo thành 3 loại phân bùn khác nhau: PB1, PB2 và PB3.
Chế phẩm EM
+ Nơi sản xuất: Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Thành phần: Trong chế phẩm có nhiều VSV nhƣ: Bacillus thuringiensis;
Bacillus lichenìormis;Bacillus subtilis;Lactobaccillus sp với số lƣợng từng VSV là
≥ 1010
mg/1g.
+ Vai trò: Chế phẩm EM có vai trò khử mùi, diệt trứng giun sán ký sinh, trứng ruồi, muỗi và các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Có khả năng phân hủy nhanh các chất hữu cơ thành chất mùn.
+ Tỷ lệ phối trộn với bùn thải: 100g/10kg bùn thải(theo hướng dẫn của Viện
vi sinh vật và Công nghệ sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội).
Đất
Đất dùng trong thí nghiệm đƣợc lấy từ ruộng trồng màu tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Vị trí (N: 2103’6,84” E: 105056’55,01”).
Hạt giống rau
Thí nghiệm đƣợc tiến hành với rau cải ngọt Quảng Phủ (Trung Quốc): Là giống chín sớm, ngắn ngày, sinh trƣởng nhanh, chịu nhiệt, chịu úng tốt, khả năng kháng bệnh cao nên trồng đƣợc quanh năm, vụ chính là vụ Đơng Xuân. Nhiệt độ
thích hợp là 16 – 35oC. Lƣợng giống gieo: 8-10g/100m2, bẹ lá màu xanh nhạt, phiến
lá màu xanh sáng. Thời gian gieo đến khi thu hoạch: 30 ngày, năng suất: 30-40 tấn/ha.
Nước tưới rau
Nƣớc dùng trong thí nghiệm là nƣớc cấp sinh hoạt (nƣớc máy) của Công ty Cổ phần cấp thoát nƣớcVĩnh Phúc.
Chậu vại
Chậu vại dùng trong thí nghiệm trồng rau cải ngọt có kích thƣớc nhƣ sau:chiều cao 12 cm, đƣờng kính miệng 20 cm, đáy 10 cm.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả phân tích mẫu bùn thải đơ thị tại Hà Nội