Kết quả xác định suất lượng quang phân hạch209 Bi(γ,f)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phản ứng quang hạt nhân trên bia 209bi gây bởi chùm bức xạ hãm năng lượng cực đại 2,5 gev (Trang 64 - 67)

3.2 .Xác định suất lượng các phản ứng sinh nhiều nơtron

3.6 Kết quả xác định suất lượng quang phân hạch209 Bi(γ,f)

STT Đồng vị Số khối Điện tích Suất lượng ×10−21

(/giây/hạt nhân) 1 74As 74 33 0,173 ± 0,021 2 82Br 82 35 0,226 ± 0,027 3 83Rb 83 37 0,139 ± 0,016 4 84Rb 84 37 0,404 ± 0,048 5 86Rb 86 37 0,504 ± 0,060 6 87Y 87 39 0,412 ± 0,049 7 88Y 88 39 0,429 ± 0,051 8 90mY 90 40 0,678 ± 0,081 9 89Zr 89 39 0,255 ± 0,030 10 95Zr 95 40 0,559 ± 0,067 11 97Zr 97 41 0,543 ± 0,065 12 95Nb 95 41 0,642 ± 0,077 13 96Nb 96 43 0,773 ± 0,092 14 96Tc 97 40 0,736 ± 0,088 15 99Mo 99 42 0,751 ± 0,090 16 103Ru 103 44 0,819 ± 0,098 17 105Ru 105 45 0,820 ± 0,098 18 110mAg 110 44 0,929 ± 0,111 19 115Cd 115 47 0,726 ± 0,087 20 111In 111 49 0,719 ± 0,086 21 105Rh 105 48 0,600 ± 0,072 22 122Sb 122 49 0,363 ± 0,043 23 126I 126 51 0,412 ± 0,049 24 131Ba 131 53 0,269 ± 0,032

mô tả sự phụ thuộc của phân bố suất lượng quang phân hạch vào số khối của các sản phẩm tạo thành. Hình 3.3 mơ tả suất lượng quang phân hạch209Bi (γ,f) theo điện tích hạt nhân sản phẩm.

Hình 3.3: Phân bố suất lượng quang phân hạch 209Bi(γ,f) theo điện tích của hạt nhân sản phẩm.

Các số liệu về suất lượng quang phân hạch 209Bi(γ,f) được mô tả bởi hàm sau:

y= 8,29×10−22×e−

(Z−45)2

85,569 (3.3)

trong đó: Z là điện tích của hạt nhân sản phẩm, y(Zp) = 8,29×10−22 là suất lượng phản ứng lớn nhất và Zp = 45 là điện tích có xác suất suất lượng lớn nhất trong phân bố suất lượng phản ứng theo điện tích.

của thí nghiệm với số liệu của nhóm tác giả H.Naik và đồng nghiệp thực hiện thí nghiệm về phản ứng quang hạt nhân trên bia 209Bi gây bởi chùm bức xạ hãm năng lượng 2,5 GeV. Điều này nói lên độ tin cậy của kết quả luận văn.

Hình 3.4: So sánh số liệu luận văn thực hiện với kết quả của tác giả H. Naik và đồng nghiệp.

3.4. Thảo luận

Từ việc phân tích số liệu, đã nhận diện được 76 đồng vị phóng xạ từ phản ứng sinh nhiều nơtron 209Bi(γ,xn)209−xBi, các phản ứng photospalation 209Bi(γ,xnyp), và phản ứng tạo pion 209Bi(,πxn). Đồng vị tạo thành có thời gian bán rã lớn nhất 31,55 năm là 207Bi, và đồng vị có thời gian bán rã nhỏ nhất là 31 phút của 200mBi. Kết quả thực nghiệm trên hình 3.1 cho thấy phân bố suất lượng phản ứng 209Bi(γ,xn)209−Bi có dạng hàm e mũ theo cơng thức bán thực nghiệm. Kết quả thu được đem so sánh với kết quả của thí nghiệm khác thấy

được sự giống nhau về mặt phân bố suất lượng phản ứng.

Đặc biệt luận văn đã nhận diện được 24 đồng vị từ các phản ứng quang phân hạch 209Bi(γ,f) bắt đầu từ đồng vị 74As cho tới 131Ba. Kết quả xác định suất lượng phân hạch của luận văn được so sánh với kết quả của thí nghiệm do H. Naik và đồng nghiệp phân tích, qua sự so sánh nhận thấy sự phù hợp về mặt phân bố suất lượng phản ứng.

Việc tìm ra hàm mô tả suất lượng phản ứng theo công thức bán thực nghiệm ở cả hai phản ứng sinh nhiều nơtron và phản ứng quang phân hạch hạt nhân có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu phản ứng quang hạt nhân. Từ hàm bán thực nghiệm này ta có thể ngoại suy được giá trị suất lượng phản ứng theo số nơtron phát ra, theo điện tích hoặc số khối hạt nhân sản phẩm tạo thành.

Sai số của các kết quả thực nghiệm được đánh giá từ 7 % đến 20 % chủ yếu do các nguồn sai số như sai số thống kê của số đếm các đỉnh gamma, sai số hiệu suất ghi của đêtector, sai số trong xử lý phổ gamma, do hiệu ứng cộng đỉnh, hấp thụ tia gamma trong mẫu, sai số từ số liệu hạt nhân như chu kỳ bán rã, xác suất phát xạ,. . . Kết quả đánh giá các nguồn sai số chính được liệt kê trong bảng 3.7. Sai số tổng cộng được tính từ cơng thức truyền sai số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phản ứng quang hạt nhân trên bia 209bi gây bởi chùm bức xạ hãm năng lượng cực đại 2,5 gev (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)