Perovskite Manganite pha tạp Pb.
Hợp chất Perovskite Manganite có dạng La1-xAxMnO3 (A được thay thế bởi Pb) được coi như tổ hợp của hai hợp chất LaMnO3 và AMnO3 tương ứng khi x=0 và x=1. Trong hợp chất La1-xPbxMnO3 thì Oxy có hóa tri (-2) và nó khơng bị ảnh hưởng bởi sự thay thế A vào hợp chất. Khi x=0 hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất La1-xPbxMnO3 là La3+Mn3+O32-. Khi La3+ được pha tạp bởi Pb2+ thì một phần Mn3+ chuyển thành Mn4+ để đảm bảo sự cân bằng hóa trị trong hợp chất . Sự tồn tại đồng thời Mn3+ và Mn4+ trong hợp chất manganite đóng vai trị quan trong trong việc ảnh hưởng tới tính chất điện và từ của hệ vật liệu.
Với x= 0 hợp chất LaMnO3 biểu hiện tính phản sắt từ (AFM) do tương tác SE giữa các ion Mn3+ trong hợp chất. Khi pha tap Pb2+ vào vị trí La3+, trong hợp chất lúc này tồn tại đồng thời Mn3+
và Mn4+. Như vậy trong hợp chất tồn tại hai loại tương tác: SE giữa các ion cùng hóa trị (Mn3+-Mn3+, Mn4+-Mn4+ ) và tương tác DE giữa các ion khác hóa trị (Mn3+-Mn4+ ), khi x tăng dần kéo theo sự chuyển dịch từ Mn3+ thành Mn4+ tăng theo. Vậy cường độ tương tác SE và DE cũng thay đổi liên tục theo hàm tỉ lệ nghịch với nhau, khi x=1 sự pha tạp là hồn tồn thì hợp chất trở lại thành phản sắt từ điện mơi (AFM-IS) với chỉ có tương tác SE trong hợp chất.Các nghiên cứu của P.W. Anderson và H.Hasegawa còn cho thấy sự không đồng nhất về từ trong cấu trúc tinh thể khi bị pha tạp mà được chia thành các vùng sắt từ và phản sắt từ khác nhau. Sự phân bố cấu trúc vùng không gian từ phụ thuộc vào hàm lượng pha tạp. Như vậy hai loại tương tác DE và SE cùng tồn tại và
cạnh tranh nhau trong hợp chất pha tạp La1-xPbxMnO3. Cấu trúc từ và tính dẫn điện của vật liệu phụ thuộc vào cường độ và sự tương quan giữa hai loại tương tác này.