1.5.2.1. Nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng bức xạ hồng ngoại vào công nghệ sấy, đặc biệt trong lĩnh vực sấy khô nông sản, thủy sản.
Viện ứng dụng công nghệ Tp Hồ Chí Minh đã chế tạo thành công các nguồn phát hồng ngoại dạng hình tròn với các kích thƣớc dài ngắn khác nhau, thuận lợi cho việc thiết kế chế tạo thiết bị sấy dân dụng.
Đỗ Thị Bích Thủy, nghiên cứu quá trình sấy khô một số nguyên liệu nông sản c độ ẩm cao bằng bức xạ hồng ngoại. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra đƣợc chế độ sấy thóc và lạc tối ƣu bằng máy sấy băng chuyền dùng đèn hồng ngoại với các thông số nhƣ sau: vận tốc băng tải: 7 m/s, khoảng cách bức xạ là 45cm, quá trình ủ ấm: 3 phút.
Trần Đại Tiến, nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chế độ sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp sấy lạnh đến chất lƣợng của mực ống khô lột da. Kết quả nghiên cứu đã đƣa đến kết luận: Chất lƣợng mực ống khô đƣợc sấy khô bằng bức xạ hồng ngoại kết hợp sấy lạnh tốt hơn so với phƣơng pháp sấy bức xạ kết hợp đối lƣu. Chế độ sấy bức xạ kết hợp sấy lạnh tốt nhất là: Nhiệt độ sấy là 35oC ± 1oC, vận tốc gió 2m/s ± 1m/s, khoảng cách bức xạ là 40cm.
Lê Văn Hoàng, sử dụng tia hồng ngoại trong quá trình bảo quản thóc. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối hạt bảo quản đƣợc xử lí bằng bức xạ hồng ngoại thì không những côn trùng bị tiêu diệt gần nhƣ tuyệt đối, độ ẩm khối hạt nhanh ch ng đạt độ ẩm bảo quản cho phép mà chất lƣợng của khối hạt cũng đƣợc bảo giữ tối đa.
Phạm Đức Việt và các cộng sự - Viện công nghệ sau thu hoạch – Hà Nội, đã nghiên cứu sấy thóc, ngô, rau và rau gia vị bằng máy sấy gốm bức xạ hồng ngoại đã đƣa ra kết luận là sản phẩm thu đƣợc sau khi đƣợc sấy không bị tổn thất về chất lƣợng, mùi vị, hàm lƣợng các vitamin đƣợc bảo toàn, sản phẩm sấy đƣợc tiệt trùng. Thời gian sấy rút ngắn nhiều lần. Ðặc biệt khi sấy hạt giống tỷ lệ nảy mầm rất cao. Nếu cùng điều kiện sử dụng năng lƣợng điện thì sấy nông sản bằng gốm hồng ngoại dải tần hẹp chọn lọc tiết kiệm hơn về thời gian và năng lƣợng. Phƣơng pháp này không gây nguy hiểm, thiết bị c độ ổn định và độ bền cao.
1.5.2.2. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Zhongli Pan và các cộng sự, nghiên cứu quá trình mất nƣớc của chuối khi sấy liên tục bằng bức xạ hồng ngoại và đông khô đã đƣa ra kết quả: Khi loại bớt nƣớc trong chuối cắt lát bằng cách sử dụng bức xạ hồng ngoại thì tỷ lệ khô cao hơn đáng kể so với sấy bằng không khí nóng, tỷ lệ này sẽ tăng theo sự gia tăng cƣờng độ bức xạ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy những lát chuối đƣợc loại bớt nƣớc trƣớc bằng bức xạ hồng ngoại sẽ khô chậm hơn trong quá trình đ ng băng khô so với các mẫu không cần loại nƣớc trƣớc do sự thay đổi cấu trúc xảy ra trong quá trình loại nƣớc.
Zhongli Pan và các cộng sự, nghiên cứu sấy khô hành tây bằng sấy hồng ngoại xúc tác, kết quả cho thấy hành tây sấy bằng phƣơng pháp hồng ngoại xúc tác cho hiệu quả hơn sấy bằng phƣơng pháp đối lƣu không khí cƣỡng bức. Nhiệt độ sấy đối với phƣơng pháp hồng ngoại xúc tác là 70°C và 80°C. Nhiệt độ 80°C nên đƣợc sử dụng vào đầu quá trình sấy để đạt đƣợc mức độ làm khô tối đa trong khi hƣ hỏng là tối thiểu. Nếu sử dụng hệ thống sấy đối lƣu kết hợp bức xạ hồng ngoại thì sẽ sấy bức xạ hồng ngoại trong giai đoạn đầu và sấy đối lƣu cƣỡng bức trong giai đoạn sau.
Damir Ježek và các cộng sự, nghiên cứu quá trình mất nƣớc của cần tây khi sấy bằng bức xạ hồng ngoại ở nhiệt độ 50oC và 75oC đã chỉ ra rằng:
Thời gian mất nƣớc phụ thuộc vào hàm lƣợng của các thành phần dễ bay hơi trong các mẫu cần tây, tức là, hàm lƣợng các thành phần này càng cao thì thời gian loại bỏ chúng càng dài.
Ở nhiệt độ cao 75°C, thời gian loại nƣớc giảm vì quá trình khuếch tán ẩm tăng. Đối với mẫu cần tây chần thì thời gian loại nƣớc dài hơn so với mẫu cần tây tƣơi c cùng kích thƣớc.
Kích thƣớc mẫu có ảnh hƣởng đến thời gian và tỷ lệ bốc hơi nƣớc từ bề mặt mẫu.
Taner Baysal và các cộng sự, nghiên cứu ảnh hƣởng của sấy vi sóng và bức xạ hồng ngoại đến chất lƣợng của cà rốt và tỏi đã đƣa ra kết luận:
Màu sắc của thực phẩm thay đổi trong suốt quá trình sấy, nhƣng khi sấy bằng không khí nóng thì màu sắc của cà rốt gần giống nhất với mẫu cà rốt tƣơi tuy nhiên khả năng hút nƣớc là thấp nhất. Trong khi đ , phƣơng pháp sấy hồng ngoại thì khả năng hút nƣớc là cao nhất.
Khi đánh giá hàm lƣợng chất khô của cà rốt, mẫu cà rốt sấy bằng vi sóng có hàm lƣợng chất khô cao đáng kể với thời gian sấy ngắn nhất và độ co rút cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc tính chất lƣợng của sản phẩm sẽ khác nhau tùy theo phƣơng pháp sấy đƣợc sử dụng.
Đối với tỏi, trong quá trình loại nƣớc, ngoại trừ màu sắc, không tìm thấy sự khác nhau đáng kể nào giữa ba phƣơng pháp sấy bằng không khí nóng, vi sóng và sấy hồng ngoại.
Junling Shi và các cộng sự, nghiên cứu quá trình sấy khô và các đặc tính chất lƣợng của quả việt quất tƣơi và việt quất ngâm đƣờng bằng bức xạ hồng ngoại, đã đƣa ra kết luận sấy bằng hồng ngoại cho sản phẩm có kết cấu vững chắc hơn, đồng thời thời gian sấy giảm so với sấy bằng không khí n ng. Đối với quả việt quất tƣơi, sấy bằng hồng ngoại ở 60oC thời gian sấy tiết kiệm đƣợc 40%. Hiệu quả khuếch tán ẩm
dao động từ 2.24 x 1010 m/s đến 16.4 x 1010 m/s ứng với quả tƣơi, từ 0.61 x 1010 m/s đến 3.84 x 1010 m/s ứng với quả ngâm đƣờng.
Zbicinski cùng các cộng sự, nghiên cứu kết hợp giữa máy sấy bơm nhiệt và bức xạ hồng ngoại vào việc sấy các vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ. Nghiên cứu này đã chứng minh sự kết hợp giữa sấy bơm nhiệt và gián đoạn bức xạ hồng ngoại làm dịch chuyển nhanh ẩm bề mặt ở giai đoạn đầu của quá trình sấy, giúp làm giảm thời gian sấy, và giảm ít nhất sự biến đổi xấu đối với chất lƣợng sản phẩm.