Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã minh khai huyện hoài đức TP hà nội (Trang 29 - 45)

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Minh Kha i Huyện Hoà

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Minh Khai là xã thuộc vùng ven sơng Đáy, nằm ở phía Bắc cách trung tâm huyện Hồi Đức khoảng hơn 3km:

Phía Bắc giáp xã Song Phương và huyện Đan Phượng; Phía Nam và Đơng Nam giáp xã Dương Liễu;

Phía Tây giáp xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ; Phía Đơng Bắc giáp xã Đức Thượng.

b) Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình

Diện tích tự nhiên của xã Minh Khai là 192,25 ha, trong đó: Đất sản xuất nông, lâm nghiệp 114,38 ha, chiếm 59,50%; Đất phi nông nghiệp 77.87 ha, chiếm 40,50 %.

Địa hình khá bằng phẳng, địa bàn xã gần như được chia làm 2 khu vực: trong đê và ngồi đê song điều kiện giao thơng tương đối thuận lợi trong đời sống và phát triển các ngành kinh tế ở địa phương.

c) Khí hậu, thời tiết

Xã Minh Khai mang các đặc điểm khí hậu thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng:

- Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm 24,30C, nhiệt tối cao tuyệt đối là 400C nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2,70C. Số giờ nắng trung bình là 1.215 giờ/năm.

- Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm. Độ ẩm tương đối trung bình là 78,6%, cao nhất là 81 - 85,2%, thấp nhất là 74,4 - 76%.

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Nam và gió mùa Đơng Bắc.

Các đặc điểm khí hậu trên đây, cho phép Minh Khai phát triển một nền kinh tế phong phú đa dạng. Tuy nhiên, sự biến động phức tạp của thời tiết như: Nắng nóng, bão, mưa lớn, sương giá.... cũng gây ra những khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, sản xuất nơng nghiệp và ngành nghề truyền thống của xã nói riêng.

d) Tài nguyên

 Đất đai

Minh Khai là một xã có diện tích nhỏ so với các xã trên địa bàn huyện với tổng diện tích tự nhiên của là 192.25 ha. Địa bàn của xã nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng nên đất đai trên địa bàn xã chủ yếu là đất phù sa. Qua quá trình canh tác đã có nhiều biến đổi nhất định về chất lượng đất nhưng nhìn chung đất nơng nghiệp của xã vẫn phù hợp với nhiều loại cây trồng và có khả năng thâm canh cao.

Đất đai ở Minh Khai có thể được chia làm 2 khu vực: đất trong đê và đất ngoài đê. Đất trong đê thuộc loại đất thịt nhẹ ở vùng đồng trong khi đất ngoài đê là đất pha cát: có thể phát triển sản xuất các loại rau an toàn, rau sạch, trồng hoa, cây cảnh và trồng cây ăn quả.

 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt ở Minh Khai chủ yếu là các ao hồ nhưng diện tích mặt nước không nhiều, mặt khác nguồn nước mặt đã và đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do ảnh hưởng của nước thải sản xuất của nghề chế biến nông sản thực phẩm và nước thải sinh hoạt của dân số đang tăng nhanh.

Nguồn nước ngầm ở Minh Khai khá phong phú, có ở độ sâu trên 8m. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, thuộc loại nước nhạt, từ mềm đến rất mềm,

song tương tự như đối với nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm của xã cũng đang có nguy cơ ơ nhiễm và cạn kiệt.

 Tài nguyên môi trường

Theo điều tra, lượng nước thải bình quân của xã là 5.500 m3/1 ngày đêm, gồm 2.500 m3 nước thải sinh hoạt và 3.000 m3 nước thải sản xuất. Toàn bộ nước thải đều chưa được xử lý trước khi đưa ra hệ thống kênh mương tiêu nước. Do vậy cần phải quy hoạch nâng cấp tổng thể hệ thống thoát nước thải trong khu dân cư và các cánh đồng của xã.

Lượng rác thải bình quân 5,5 tấn/ngày gồm 2,5 tấn rác thải sản xuất và 3,0 tấn rác thải sinh hoạt. Hiện tại trên địa bàn xã có 2 điểm thu gom rác, chưa có cơng trình xử lý rác thải.

Xã có 1 nghĩa trang, nghĩa trang này có quy hoạch và có quy chế quản lý đã cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế

Đặc điểm sản xuất, chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng các ngành kinh tế

Tính đến hết năm 2010, kinh tế Minh khai tăng trưởng khá song chưa đạt chuẩn cho so với kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng trong ngành sản xuất nơng nghiệp, giá trị đóng góp của nhóm ngành sản xuất nơng nghiệp cịn thấp.

Các hình thức tổ chức sản xuất ở xã Minh Khai khá đa dạng nhưng hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh phổ biến.

+ Trong lĩnh vực cơng nghiệp: có 1 doanh nghiệp và 520 hộ cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

+ Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Có 486 hộ kinh doanh cá thể.

Nhìn chung, các hình thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng và lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ đều hoạt động tốt. Trong lĩnh vực

nông dân đạt hiệu quả thấp do nguồn thu chính của các hộ nơng dân vẫn chủ yếu là từ nông nghiệp.

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của xã Minh Khai

TT Ngành kinh tế

Gía trị sản xuất

(Tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

1 Công nghiệp – Xây dựng 151,6 76,2

2 Thương mại – Dịch vụ 36,0 18,1 3 Nông nghiệp 11,40 5,7

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Minh Khai năm 2010

 Tình hình phát triển nơng nghiệp

Cơng nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ trên địa bàn xã phát triển khá nhanh, thu hút số lượng lao động lớn, đồng thời do giá trị kinh tế đóng góp khơng lớn dẫn đến ngành nông nghiệp của xã chỉ chiếm vị trí thứ yếu trong cơ cấu kinh tế của Minh Khai. Thực tế, số hộ sản xuất nông nghiệp của xã không nhiều, đa số đều chuyển sang hoạt động chủ yếu trong các nhóm ngành thuộc khu vực cơng nghiệp và thương mại dịch vụ, song vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp dù không xác định là ngành sản xuất chính phục vụ đời sống.

Với nguyên nhân trên do đó, ngành nơng nghiệp của xã tương đối đơn điệu, chủ yếu cây trồng là lúa, ngô, khoai lang và một số các loại cây trồng khác. Năm 2010 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 107,6 ha, sản lượng lúa đạt 650,0 tấn; các loại cây rau màu như ngô, khoai lang,…hay cây ăn quả được trồng không ổn định và phân tán, sản lượng chưa cao, tỷ lệ sản phẩm nông sản hàng hóa thấp. Đối với ngành chăn nuôi, chủ yếu là chăn ni lợn, bị và gà. Tổng đàn lợn trong xã là 4.267 con, đàn gà có 7.770 con; Đàn bị có 80 con, đàn trâu có 20 con.

Trên địa bàn xã, một số hộ dân có nguyện vọng phát triển kinh tế hàng hóa nơng nghiệp với quy mơ vừa và lớn nhưng còn gặp khó khăn trong cơng tác dồn điền đổi thửa tạo mặt bằng sản xuất.

 Tình hình phát triển CN – XD

Các ngành công nghiệp – xây dựng của xã Minh Khai chủ yếu là xây dựng và tiểu thủ công nghiệp như sản xuất bánh kẹo, miến dong, tinh bột, bún phở khô, đồ gỗ… Các ngành trên mang lại thu nhập cao, thu hút lực lượng lao động lớn đồng thời cũng là nhóm ngành đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã. Tuy nhiên, một thực tế còn tồn tại trong nhóm ngành trên là quy mơ sản xuất cịn mang tính chất hộ gia đình, sản xuất ngay trong khu dân cư trong khi đặc thù của sản xuất bánh kẹo, miến dong… là nhu cầu sử dụng nước cao, diện tích mặt bẳng sản xuất chế biến lớn. Điều này đã dẫn đến việc không đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã, đặc biệt khi bước vào vụ sản xuất chính.

 Tình hình thương mại, dịch vụ, du lịch

Thương mại, dịch vụ đã và đang phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2010 đạt 36,0 tỷ đồng, chiếm 18,1 % tổng GTSX toàn xã. Các hoạt động thương mại ở Minh Khai chủ yếu tại gia đình và các chợ vùng lân cận. Năm 2010 tồn xã có 550 lao động tham gia kinh doanh thương mại, chiếm 18,33 % số lao động toàn xã.

Ngành thương mại - dịch vụ ở Minh Khai phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng do cơ sở hạ tầng thương mại đặc biệt là hệ thống chợ chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh thương mại và dịch vụ của nhân dân.

 Cơ cấu lao động

Tính đến năm 2010, tồn xã có 1.347 hộ, trong đó có 343 hộ nơng nghiệp và 1.004 hộ phi nơng nghiệp; dân số tồn xã là 5.432 người, với tỉ lệ tăng dân số 1,89 %.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động TT Chỉ tiêu ĐVT Năm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Cơ cấu (%) I Tổng dân số Người 5432 100 II Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1.89

III Số hộ gia đình Hộ 1347 1 Nông nghiệp Hộ 343 2 Phi nông nghiệp Hộ 1004

IV Lao động trong độ tuổi Người 3089

1 Nông nghiệp Người 484 15.67 2 CN - TTCN - Xây dựng Người 2035 65.88

3 Dịch vụ, thương mại Người 570 18.45 V Trình độ lao động

1 Đã qua đào tạo Người 900 2 Chưa qua đào tạo Người 2100 VI Tỷ lệ lao động thiếu việc làm % 5

Nguồn: Bảng tổng hợp nông thôn mới xã Minh Khai

Với 3.089 người trong độ tuổi lao động từ 18 – 60 chiếm tỉ lệ 55.23% có thể nói xã có cơ cấu dân số trẻ - là một trong những thuận lợi trong công tác phát triển kinh tế của xã trong thời gian tới. Mặt khác, tỉ lệ người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp của xã không cao: 15.67%, trong khi đó số lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp chiếm tới 84.33%.

Tuy nhiên lao động đã qua đào tào của xã chiếj m tỉ lệ thấp chỉ đạt 30% chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp - xây dựng và kinh doanh thương mại trong

điều kiện hiện nay. Mặt khác một vấn đề còn tồn tại trên địa bàn xã chưa được giải quyết là tỉ lệ lao động thiếu việc làm cịn ở mức 5%.

Tính theo giá hiện hành, giá trị thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 22,7 triệu đồng, gấp trên 1,77 lần bình quân thu nhập của cư dân nông thơn tồn thành phố. Như vậy về thu nhập của dân cư xã Minh Khai đã đạt tiêu chí nơng thơn mới.

Năm 2010, theo chuẩn nghèo mới, tồn xã có 51 hộ nghèo và 25 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ là 3,7 %. So với tiêu chí nơng thơn mới thì chỉ tiêu về hộ nghèo chưa đạt.

2.1.2.2 Đặc điểm phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng

 Hiện trạng hệ thống giao thông

Tổng chiều dài mạng lưới giao thơng tồn xã là 38,59 km, đã kiên cố hóa được 14,96 km, chiếm 38,76 % nhưng đã có 4,98 km bị xuống cấp cần được tu sửa và còn 23,63 km là đường đất, đường cấp phối cần được bê tơng hóa. Cụ thể như sau:

+ Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 7,92 km, trong đó đã được bê tơng hóa 3,5 km, cịn 4,42 km vẫn là đường đất, cấp phối. Trong 3,5 km đường bê tơng có 2,1 km chất lượng còn tốt, 1,40 km đã xuống cấp cần phải đầu tư cải tạo nâng cấp. Như vậy, đường trục xã, liên xã cần phải xây dựng mới 4,42 km và cải tạo nâng cấp 1,40 km.

+ Đường trục thơn, liên thơn có tổng chiều dài 3,5 km, đã bê tơng hóa 2,48 km, chiếm 70,8 %, hiện còn 1,02 km là đường đất, đường cấp phối, chiếm 29,2 % cần được bê tơng hóa.

+ Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 10,54 km, đã bê tơng hóa 8,98 km, chiếm 85,20 % nhưng đã có 3,58 km xuống cấp cần được tu sửa và còn 1,56 km là đường đất, đường cấp phối cần được bê tơng hóa.

Giao thông nội đồng: Tổng chiều dài của tuyến giao thông nội đồng trên địa

bàn xã là 16.63km đều là đường đất, việc đi lại và vận chuyển nông sản không thuận tiện, cần được bê tơng hố. Thực tế, trên địa bàn xã do diện tích nhỏ, khơng có sân phơi tập trung nên dọc các trục đường giao thông chung người dân đều tận dụng làm khu vực phơi nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản dẫn tới chất lượng vệ sinh của sản phẩm còn chưa tốt.

Bảng 2.3: Hiện trạng hệ thống giao thông nội đồng

Hiện trạng

Đã kiên cố hóa

TT Tên đường Chiều dài (km) Rộng nền (m) Tổng số (km) Còn tốt (km) Xuống cấp (km) Đường đất, cấp phối (km)

1 Đường khu thấp ghềnh: Ven Minh Hiệp 1,

Minh Hiệp 2, ao Chèo Gò Voi 0.52 5 0.52 2 Đường cửa đình Hiệp đến xã Song Phương 0.88 5 0.88 3 Đường Cuội đa - Đường đi chân sông 0.15 4 0.15 4 Bãi Hiệp - Chân Sông 0.18 4 0.18 5 Đường khu của Chùa Giá 1.20 4 1.20 6 Đường Khu bò Hoe 0.60 4 0.60 7 Đường khu Thấp Giếng 0.35 4 0.35 8 Đường khu cuội Đa, Bĩa Hiệp 0.95 4 0.95 9 Đường khu Bãi Bồi, Tây đường, Sỏ cá 1.35 5 1.35 10 Đường khu vực Lấp, Lòng Ngòi 1.60 5 1.60 11 Đường vùng đồng 8.85 4 8.85

Tæng céng 16.63 16.63

Hệ thống giao thơng chính

Hình 2.1: Hệ thống giao thơng liên xã Hiện trạng hệ thống đường trục xã, liên xã, liên thôn

Bảng 2.4: Hiện trạng hệ thống giao thơng chính

Hiện trạng

Đã trải nhựa, bê tông TT Các tuyến đường (điểm đầu - điểm cuối) Chiều

dài (km) Rộng nền (m) Tổng số (km) Còn tốt (km) Xuống cấp (km) Đường đất, cấp phối (km) I Đường trục xã, liên xã 7.92 3.50 2.10 1.40 4.42 1 Đường liên xã ( Minh Khai - Đức Thượng) 1.00 8.00 1.00 1.00 2 Đường mặt đê tả đáy (giáp ĐP đến DL) 1.40 5.50 1.40 1.40 3 Đường cơ đê Minh Hiệp (ông Kim đến DL) 0.67 5.00 0.67

4 Đường ven mương Minh Hiệp đi DL (chân đê đi

DL) 0.95 7.00 0.95

5 Đường ven kênh T5 (ông Kim đến DL) 0.75 5.00 0.75

6 Đường Minh Hiệp 1 (ông Hiền đến kênh Đan

7 Đường cơ đê Minh Hịa (ơng Toe đến DL) 1.40 5.00 1.10 1.10 0.30

8 Đường ven kênh Đan Hoài đi DL (Khu đồng

Khoai đến Dương Liễu) 1.50 6.00 1.50 III Đường trục thôn, liên thôn 1.02

1 Đường thôn ven kênh tiêu Minh Tiệp (ông Tâm

đến ao điếm Rừng) 0.57 4.00 0.57 2 Đường liên thôn (chân đê đến miếu Sơn Thượng) 0.72 5.00 0.72 0.72 3 Đường Minh Hiệp 2 (bà Thân đến ông Đức) 0.30 4.00 0.30 0.30

4 Đường Minh Hiệp 2 (Cty Minh Dương - điếm

Rừng) 0.32 4.00 0.32 0.32

5 Đường Minh Hịa 4 (Quỹ tín dụng - kênh Đan

Hoài) 0.31 7.00 0.31 0.31

6 Đường Minh Hòa 4 (Trường tiểu học lên khu cầu

Cau) 0.71 8.00 0.26 0.26 0.45 7 Đường Minh Hoa 1 (ông Kỷ đến trạm y tế) 0.57 5.00 0.57 0.57 Tổng khái toán 11.42 5.98 4.58 1.40 6.46

Nguồn: Bảng tổng hợp nông thôn mới xã Minh Khai Đường giao thơng ngõ xóm

Hệ thống giao thơng ngõ xóm trên địa bàn xã đại đa số có chất lượng tốt; tỉ lệ đường cấp phối và đường đất cịn rất ít, cơ bản khơng xảy ra hiện tượng úng ngập trong khu dân cư song, do trên địa bàn xã số hộ làm nghề sản xuất hàng nơng sản lớn do đó hệ thống đường giao thơng ngõ xóm cịn được tận dụng làm khu vực phơi, tập kết sản phấm trước và sau khi chế biến..

Đề xuất: xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn xã phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo chuẩn xây dựng nông thôn mới.

 Hệ thống các cơng trình cơng cộng và trụ sở cơ quan cấp xã

Trụ sở ủy ban nhân dân xã:

của xã. Toàn bộ khu vực trụ sở gồm 3 khối nhà 2 tầng: khối nhà 1 là hội trường;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã minh khai huyện hoài đức TP hà nội (Trang 29 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)