Nồng độ Rhodamin B (ppm) Lượng xúc tác T-0 (g) Nồng độ còn lại (ppm)
Hiệu suất phân hủy (%) 20 0 13.78 31.1 20 0.25 9.87 50.64 20 0.5 6.86 65.68 20 0.75 4.48 77.58 20 1 5.33 72.35 20 1.25 7.29 63.56
Hình 3.12. Ảnh hưởng của lượng xúc tác
Từ kết quả trên ta thấy, hiệu quả của quá trình phân hủy Rhodamin B tăng lên khi tăng lượng xúc tác. Hiệu suất đạt cao nhất (77.58%) khi sử dụng 0.75g xúc tác. Sau đó, mặc dù lượng xúc tác tăng lên 1g hoặc 1.25g nhưng hiệu suất oxi hóa quang phân hủy Rhodamin B lại giảm. Điều này được giải thích như sau: khi khơng có mặt xúc tác hiệu suất phân hủy Rhodamin B chỉ đạt 31.1% nhưng khi có mặt xúc tác dưới tác dụng của tia UV TiO2 được hoạt hóa trở thành chất xúc tác hoạt động, nó thúc đẩy q trình phân hủy Rhodamin B (theo cơ chế đã nêu ở phần tổng quan) do nó tạo ra được gốc tự do có khả năng oxi hóa mạnh. Tuy nhiên khi ta tiếp tục tăng lượng xúc tác thì hiệu quả xử lý lại giảm xuống (63.56%) đó có thể là do có sự che chắn ánh sáng lẫn nhau của các hạt xúc tác hoặc do hiện tượng tán xạ ánh sáng làm giảm cường độ chiếu sáng trong dung dịch [21].
Như vậy lượng xúc tác tối ưu để đạt được hiệu quả xử lý tốt là 0.75g T-0 cho 100ml dung dịch Rhodamin B nồng độ 20ppm.
3.2.2.2. Ảnh hường của ánh sáng
Để thấy rõ hơn vai trò hoạt động xúc tác của TiO2 trong phản ứng oxi hóa phân hủy Rhodamin B, chúng tôi tiến hành phản ứng trong điều iện chiếu sáng bằng
0.75g xúc tác cho 100ml dung dịch Rhodamin B 20ppm, chiếu sáng trong vòng 6 giờ. Kết quả được đưa ra trong bảng 3.4