CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.4. NHỮNG BẤT CẬP CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI VIỆT
Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 37 nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đô thị với tổng công suất xử lý nước thải đạt 890.000m3
/ngày đêm. Tỷ lệ xử lý đạt Làm đầy Phản ứng Lắng Xả
khoảng 12-13%. Hệ thống thoát nước chung cho tất cả các loại nước thải và nước mưa [11].
Hệ thống thốt nước đơ thị được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều tuyến cống xuống cấp nên khả năng tiêu thoát nước thấp. Nước thải hầu như chưa được xử lý và xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Nhiều đô thị đang xây dựng hoặc chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, sau đó theo các tuyến cống và xả trực tiếp ra môi trường. Tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thốt nước đơ thị nhiều nơi còn rất thấp [10].
Một số vấn đề hạn chế trong công tác thiết kế, vận hành ở các nhà máy XLNT, đó là: Trong tính tốn xác định công suất lựa chọn công nghệ XLNT, các đơn vị tư vấn, cơ quan quản lý nhà nước thiên về quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn xả thải cao. Tâm lý này dẫn đến lãng phí và hiệu quả sử dụng thấp (như nhà máy XLNT Bắc Thăng Long).
Bên cạnh đó, lưu lượng dùng để tính tốn các cơng trình của nhà máy XLNT thường lớn hơn thực tế. Phần lớn các nhà máy XLNT công suất vừa và lớn hiện có đều khơng hoạt động hết công suất. Điều này dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư, xuống cấp cơng trình, thiết bị do khơng được vận hành đúng kỹ thuật hoặc vận hành dưới công suất thiết kế… HTTN ở các đô thị Việt Nam chủ yếu là HTTN chung, nồng độ các chất bẩn trong nước thải đầu vào thường thấp, trong khi phần lớn các nhà máy XLNT đã xây dựng hoặc đang trong giai đoạn thiết kế thi công lại được tính tốn để xử lý nước thải có nồng độ cao theo cách tiếp cận của các nước tiên tiến, nơi HTTN riêng phổ biến. Nhiều đơn vị tư vấn vẫn máy móc áp dụng các dây chuyền công nghệ theo kinh nghiệm của mình mà khơng chú ý đến các đặc thù của cách thu gom nước thải, đặc tính nước thải đô thị tại Việt Nam [9].
Luật Bảo vệ mơi trường và Luật Tài ngun nước cịn 1 số nội dung chồng chéo, chưa được hướng dẫn ký, gây khó khăn khi thực hiện.
Ban hành QCVN 14:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt vào năm 2015 nhưng nội dung không thay đổi và thiếu nhiều so với QCVN 14:2008, cũng như chưa áp dụng vào thực tế.
Những bất cập và khó khăn này cũng là dễ hiểu bởi trong lĩnh vực thốt nước và XLNT tại đơ thị Việt Nam vẫn còn non trẻ. Bởi vậy, chúng ta rất cần tham khảo và học tập kinh nghiệm từ các nước tiên tiến, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong nước góp phần phát triển bền vững hệ thống thốt nước và nâng cao năng lực quản lý HTTN và XLNT tại Việt Nam.