Thời gian qua, tình trạng ngư dân vi phạm pháp luật, xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp. Ngoài bị cơ quan chức năng nước ngoài bắt giữ, phạt tù, tiêu hủy tài sản, các ngư dân cịn khuynh gia bại sản, thậm chí có trường hợp bị thiệt hại cả tính mạng. Trước thực trạng nhức nhối này, một số địa phương đã tổ chức hội thảo, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu.
Vi phạm ngày càng nhiều
Đại tá Nguyễn Văn Tiến - Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phịng (BĐBP) Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, từ năm 2013 đến ngày 22/5, đã có 153 tàu cá/1.181 ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu bị nước ngoài bắt giữ. Trong đó, Indonesia bắt 150 tàu/1.137 ngư dân; Malaysia bắt 3 tàu/44 ngư dân. Các tàu bị nước ngồi bắt đều có cơng suất máy từ 250CV trở lên, hầu hết hành nghề giã cào, lưới rê và nghề câu. Khu vực bị bắt giữ nằm ở vùng chồng lấn hoặc nằm trong vùng biển của Indonesia và Malaysia…
Còn theo thống kê của Đồn BP Sơng Đốc, năm 2016 có 59 vụ với 63 phương tiện, 385 thuyền viên Cà Mau và một số tỉnh lân cận xuất bến qua khu vực cửa sông Đốc đi đánh bắt hải sản trái phép tại các vùng biển nước ngoài bị lực lượng chức năng nước sở tại bắt giữ. Quý I năm 2017 có 9 vụ với 9 phương tiện và 51 thuyền viên xuất bến tại khu vực cửa sông Đốc đi đánh bắt hải sản tại vùng biển Thái Lan bị lực lượng chức năng Thái Lan bắt giữ. Tại tỉnh Quảng Ngãi, chỉ tính riêng xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, từ đầu năm đến nay đã có 13 tàu, trên 190 ngư dân bị các nước bắt giữ, tiêu hủy tài sản. Đầu tư 4 đến 5 tỉ đồng, đánh bắt trộm trên vùng biển nước ngoài, bị bắt, xử lý trở về tay trắng đã trở thành câu chuyện đắng lịng của nhiều ngư dân ở làng biển Bình Châu trong những năm qua.
Ngư dân Trần Đạt - thuyền viên tàu cá QNg 9047TS cho biết: “Nghe lời đồn đốn, ngư trường nước ngồi có nhiều hải sản, đánh bắt thu lời nhanh, nuôi mộng làm giàu, anh cùng 12 lao động vượt qua hàng nghìn hải lý đến
Australia. Vừa mới đặt neo, buông lưới, anh đã bị lực lượng tuần tra nước bạn bắt giữ, rồi trao trả qua đường hàng khơng. Tồn bộ con tàu cùng phí tổn hơn 5 tỉ đồng bị tịch thu, về địa phương, anh khơng cịn một xu dính túi. Giờ nghĩ lại, anh thấy ân hận cho hành động của mình”.
Chỉ vì lợi ích trước mắt, nhiều ngư dân nhắm mắt làm liều đến các vùng biển Australia, New Caledonia, Solomon, Palau... với hy vọng vùng biển nước bạn sẽ giúp cho họ đổi đời trong một, hai phiên biển. Mặc dù để đến được những vùng “biển hứa”, họ phải trải qua hơn 2 tháng rịng lênh đênh trên biển, vượt qua sóng gió cùng nhiều mối hiểm nguy rình rập.
Xác suất thành cơng trong chuyến đi biển của những con tàu “vượt đại dương” chỉ có 3 phần 10, nghĩa là 10 chiếc ra đi, chỉ có 3 chiếc trở về an tồn. Thậm chí, có những đợt ra đi đều phải trở về bằng đường hàng không. Thuyền trưởng tàu cá QNg 96677 Nguyễn Văn Mười (ở An Hải, Lý Sơn) vừa bị cướp biển bắn chết thuyền viên trên tàu, tại vùng biển giáp với Philippines và Malaysia cho biết: “Biển mình q cạn kiệt nguồn hải sản nên chúng tơi mới làm liều, bây giờ bị xảy ra chết người, tơi đang rối bời. Mới qua bên đó chưa đánh bắt được gì”.
Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép” do Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức chiều 23/5, các tham luận cho rằng, nguyên nhân của tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép là do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân cịn hạn chế. Ngồi ra, một số ngư dân đánh bắt trên vùng biển chồng lấn trong khi Việt Nam chưa có hiệp định phân định vùng biển với một số nước tại vùng biển này nên bị lực lượng chức năng của nước ngoài bắt giữ.
Ngư dân Nguyễn Văn Nhỏ (ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: “Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên vẫn là vì lợi nhuận nên các ngư dân bất chấp pháp luật. Tuy nhiên, ông Nhỏ cũng cho rằng, hiện có tình trạng ngư dân khai thác trong vùng biển Việt Nam nhưng vẫn bị tàu nước ngồi bắt. Vì vậy, ơng Nhỏ mong muốn các cơ quan chức năng sớm can thiệp để giúp ngư dân được trở về nước, đồn tụ với gia đình”.
Xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành
Tại Hội thảo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau khi nghe các tham luận, ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng địa phương tăng cường hơn nữa công tác phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biển, giáo dục pháp luật cho chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên, nhất là tại các xã, phường trọng điểm; tổ chức in ấn, cấp phát cho ngư dân bản đồ ranh giới các vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với các nước và vùng biển thuộc quyền quản lý của các nước.
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu quy hoạch phát triển nghề cá, đóng mới tàu cá trong thời gian tới nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên biển; rà soát việc lắp đặt hệ thống máy thơng tin liên lạc có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu cá và các đài quan sát, theo dõi trên bờ nhằm quản lý tốt hoạt động tàu cá ở vùng biển xa. BĐBP tỉnh cần chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng tiếp tục yêu cầu chủ tàu cá, thuyền trưởng cam kết không đưa tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài; khi xuất bến phải mang theo hải đồ, đồng thời xử lý các tàu không trang bị máy thông tin liên lạc.
Phối hợp chặt chẽ với Cơng an tỉnh thường xun nắm tình hình, điều tra, xác minh và xử lý các đối tượng, chủ tàu cố tình đưa tàu cá sang vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép, phối hợp với lực lượng Hải quân, Cảnh sát Biển tăng cường tuần tra, đẩy mạnh tuyên truyền, đấu tranh, xử lý tàu thuyền nước ngoài xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân hành nghề trên biển.
Nhằm hạn chế, giảm thiểu tình trạng đưa tàu cá và ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản trái phép, BĐBP tỉnh Quảng Ngãi đã tăng cường tuyên truyền, vận động ngư dân không tham gia cùng thuyền trưởng, chủ tàu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; buộc thuyền trưởng, chủ phương tiện cam kết không xâm phạm vùng biển các nước khai thác hải sản. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành.
Trung tá Võ Văn Tươi - Chính trị viên Đồn BP Bình Hải, đơn vị phụ trách địa bàn xã Bình Châu cho biết: “Chúng tơi ưu tiên tập trung lực lượng cho địa bàn xã Bình Châu để đẩy mạnh cơng tác tun truyền, kiên quyết khơng để tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người, đến quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước với các nước có ngư dân ta vi phạm chủ quyền”. (Pháp Luật Việt Nam 26/5, Lam Hạnh) đầu trang
THỊ TRƯỜNG