Bồi thường tai nạn tàu cá: PJICO cố tình trì hoãn trách nhiệm

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 27-05-2017 (Trang 31 - 32)

KHAI THÁC THỦY SẢN

Bồi thường tai nạn tàu cá: PJICO cố tình trì hoãn trách nhiệm

trách nhiệm bồi thường cho chủ nhân những con tàu đánh bắt xa bờ gặp nạn. Trong nhiều ca phát sinh nghĩa vụ chi trả, có trường hợp thiệt hại hàng tỉ đồng và đã được phân xử trắng đen.

Vịn vào cái cớ đã bị bác bỏ

Gần 2 tháng sau phán quyết của tòa phúc thẩm, gia đình ông Đỗ Văn Vương (thôn Lâm Trúc 2, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, chủ tàu cá BĐ 97044TS) hôm 23.5 mới có cuộc tiếp xúc với Giám đốc Cty Bảo hiểm PJICO Bình Định Nguyễn Hướng Nam và Phó Phòng Tàu thủy TCty PJICO Hoàng Thanh Tùng. Cuộc đối thoại nặng nề, và cuối cùng chỉ có tín hiệu trấn an từ “con nợ” là chờ ý kiến chỉ đạo, chờ quyết định thi hành án...

Trước đó vào ngày 16.8.2015, trong chuyến đi Hoàng Sa đánh bắt dài ngày, tàu BĐ 97044TS, công suất 444 CV bị chìm do nước vào buồng máy ở tọa độ 15001N, 111021E. Vụ việc được thông báo tới PJICO Bình Định, nơi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khai thác hải sản số P-15/BDI/2600/0097 cho hợp đồng trị giá hơn 65 triệu đồng anh Vương mua hồi tháng 4.2015. PJICO chỉ định Cty CP Giám định Phương Bắc (NORI) làm đơn vị giám định thiệt hại. Con số 4,6 tỉ đồng do NORI đưa ra được PJICO Bình Định chấp nhận.

Đầu tháng 11.2015, Đỗ Văn Vương gửi đơn yêu cầu bồi thường. Mất gần 10 tháng im lặng, ngày 15.8.2016, Cty Bảo hiểm PJICO Bình Định ra thông báo giũ bỏ trách nhiệm. Lý do được doanh nghiệp viện dẫn là tấm giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá số 291/ĐKTC được cấp bởi cơ quan đăng kiểm cấp, trong đó nêu phạm vi hoạt động của tàu là vùng hạn chế III (cách bờ không quá 20 hải lý) trong khi “vị trí chìm tàu trên biển Hoàng Sa không nằm ở vùng hoạt động của tàu theo đăng kiểm”.

“Hạn chế III” là “tấm khiên” được PJICO kiên trì che chắn trong suốt cuộc tranh chấp bồi thường bảo hiểm với chủ tàu BĐ 97044TS. Chỉ có điều, đấy là một căn cứ sai lệch, không phù hợp các quy định hiện hành. Ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, Hội đồng xét xử (HĐXX) đều tuyên buộc TCty CP bảo hiểm Petrolimex phải bồi thường cho gia đình anh Vương 4,6 tỉ đồng.

Phiên phúc thẩm ngày 27.3.2017, nội dung “hạn chế III” của giấy chứng nhận 291/ĐKTC bị bác bỏ khi HĐXX, TAND tỉnh Bình Định dẫn chiếu các điều khoản quy định của pháp luật về Quy chế đăng kiểm tàu cá. Tòa phúc thẩm nhận định: “Tàu cá BĐ - 97044TS đóng theo mẫu dân gian, không có hồ sơ kỹ thuật, có tổng công suất 444CV, được phép hoạt động trên vùng biển xa”.

Chỉ bồi thường sau quyết định thi hành án

Cả Giám đốc PJICO Bình Định Nguyễn Hướng Nam lẫn Phó Phòng Tàu thủy PJICO Hoàng Thanh Tùng đều cho biết tranh chấp đã khép, doanh nghiệp không theo đuổi khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm. Tuy nhiên đại diện PJICO lại loanh quanh trở về với “hạn chế III”, với điều kiện loại trừ bảo hiểm và rằng PJICO Bình Định là Cty hạch toán độc lập, tổn thất do chìm tàu quá lớn, phải xin ý kiến chỉ đạo cấp cao hơn, phải thực hiện quyết định hội đồng... Đã không có giải đáp rõ ràng thuyết phục

nào về việc bị đơn chấp nhận hình ảnh thương hiệu bị tổn hại để lần lữa thi hành một bản án có đầy đủ hiệu lực pháp luật.

Bà Nguyễn Thị Huệ, vợ ông Vương, riết róng: “Hãy trả lời tôi, đền hay không, chừng nào đền cho gia đình trang trải nợ nần, đầu tư phương tiện, kiếm kế sinh nhai. Khi bán bảo hiểm, mấy ông dỗ ngon, dỗ ngọt. Giờ vầy ai dám mua? Lấy tiền đâu mua?”. Cố gắng hạ hỏa từ ông Nam, ông Tùng là, “sẽ bồi thường theo quyết định thi hành án”!

Lối hành xử cố chấp đến kỳ quặc của PJICO khiến một khách hàng khác cũng tham gia “đối chất” trưa 23.5 là gia đình ông Cao Ly (thôn Thiện Chánh 2, xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn, chủ tàu BĐ 96763TS) tiêu tan niềm hy vọng được bồi thường sớm. Tàu BĐ 96763TS công suất 400 CV, được PJICO bảo hiểm bằng hợp đồng P-16/BDI/P01/2600/0982 với mức phí 28,34 triệu đồng. Ngày 12.8.2016, tàu chìm ở tọa độ 16005N, 116015E. Theo kết quả giám định của NORI, nguyên nhân tai nạn là tàu va vào vật thể lạ dưới biển, gây thủng, nước tràn vào quá nhanh làm chết máy chính kết hợp với thời tiết xấu, không thể khắc phục.

Vụ việc đủ cơ sở để xem xét bồi thường. Trớ trêu là sau 9 tháng tới lui, kêu cầu, chỉ dẫn mà chủ tàu nhận được là phải thông qua con đường tố tụng.

Trao đổi với PV Lao Động, bà Cao Thị Hiệp - mẹ thuyền trưởng Cao Ly - chán nản: “Lại vẫn là hạn chế III. Họ buộc chúng tôi phải khởi kiện đòi bồi thường. Gia đình tôi sắp bước vào đoạn trường khúc khuỷu mà người đồng cảnh Đỗ Văn Vương vừa phải trải qua”! (Lao Động 27/5, Xuân Nhàn) đầu trang

Tàu vỏ thép Nghị định 67: Nơi ngao ngán đậu bờ, nơi chạy “ngon lành”

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 27-05-2017 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)