Thời gian bán phân hủy của một số thuốc BVTV clo hữu cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thử nghiệm vật liệu sắt nano đề xử lý diclodiophenyltricloetan ( DDT) trong đất ô nhiễm tại kho hương vân, xã lạc vệ, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 34)

TT Tên thuốc BVTV Thời gian bán phân hủy

(tháng)

Thời gian để phân hủy 95% (năm) 1 Aldrin 3-8 1-6 2 Clodane 10-12 3-5 3 DDT 30 4-30 4 Dieldrin 27 5-25 5 Heptachlor 8-10 3-5 6 Lindace 12-20 3-10

- Sự tồn tại của DDT trong nƣớc mặt

DDT có mặt trong nƣớc mặt chủ yếu do dịng chảy, sự vận chuyển của khí, sự rửa trơi hoặc bởi sự phun trực tiếp. Các nghiên cứu trong phịng thí nghiệm và ngồi thực tế tại Vƣơng quốc Anh đã đƣa ra, thời gian bán phân hủy của DDT trong nƣớc hồ là 56 ngày, trong nƣớc sơng là 28 ngày và rất ít DDT mất khỏi trầm tích ở cửa sơng sau 46 ngày. Các con đƣờng chính để giảm DDT trong nƣớc mặt là bay hơi, phân hủy quang hóa, do sự hấp thụ truyền từ phân tử nƣớc vào trầm tích.

- Sự tồn tại của DDT trong thực vật

DDT không đƣợc hấp thu và lƣu trữ ở mức độ lớn trong thực vật. DDT không di chuyển vào cây cỏ nhƣ linh lăng hay đậu tƣơng và chỉ một lƣợng nhỏ DDT và các chất chuyển hóa của nó đƣợc tìm thấy trong cà rốt và củ cải khi chúng đƣợc dùng để xử lý DDT trong đất. Một số loại thực vật tích lũy nhiều nhƣ ngơ, các cây ngũ cốc, lúa, nhƣng DDT ít di chuyển lên các bộ phận khác của cây mà chúng tập trung chủ yếu ở phần rễ.

1.3.2.3. Ảnh hưởng của DDT đến cơ thể sống [1]

- Tác dụng lên các lồi thủy sinh vật

DDT có độc tính cao với nhiều lồi thủy sinh khơng xƣơng sống. Theo báo cáo

thí nghiệm LD50s (nồng độ gây chết 50% lồi thủy sinh khơng xƣơng sống khác nhau

trong thí nghiệm) sau 96 giờ là từ 0,18 µg/l đến 7,0 µg/l đối với muỗi vằn, tơm càng. DDT rất độc đối với các lồi cá, và có thể gây độc cho một số loài lƣỡng cƣ đặc biệt ở giai đoạn ấu trùng. Ngồi khả năng gây độc cấp tính, DDT cịn tích lũy đáng kể trong cá và các lồi thủy sản khi có sự tiếp xúc lâu dài. Điều này xảy ra chủ yếu do sự hấp thụ từ trầm tích và nƣớc vào hệ động thực vật thủy sinh, trong đó bao gồm cá.

- Tác động đối với chim

DDT ở dạng hơi trong thực tế khơng gây độc đối với các lồi chim. Trong các lồi chim thì DDT gây độc chủ yếu qua con đƣờng thức ăn thông qua việc ăn thịt các loài trên cạn và các lồi sinh vật thủy sinh có tích lũy nhiều DDT trong cơ thể, chẳng hạn nhƣ cá, giun đất và các loài chim khác. Hiện nay vấn đề quan tâm là sự ảnh hƣởng của DDT đối với sự sinh sản ở các loài chim nhƣ làm vỏ trứng mỏng đi, đặc biệt là tỷ lệ chết của phôi thai cao.

- Tác động đến các lồi động vật khác

Giun đất ít bị độc cấp tính do DDT và nó có khả năng chống chịu DDT ở mức độ cao hơn các sinh vật khác trong mơi trƣờng nhƣng chúng có khả năng gây độc lớn

cho các lồi ăn chúng do sự phóng đại sinh học. DDT khơng độc hại đối với ong và

LD50 đối với ong mật là 25µg/con.

- Tác động đến con ngƣời

Qua Công ƣớc Stockholm, DDT bị cấm sử dụng trong nơng nghiệp vì ảnh hƣởng của chúng lên con ngƣời về lâu dài. Báo cáo khoa học tháng 6/2006 ở Đại học Y Tế Công Cộng Berkeley cho thấy rằng trẻ sơ sinh bị tiếp nhiễm gián tiếp trong bụng mẹ sẽ bị chậm phát triển cả về cơ thể và thần kinh, cũng nhƣ tỉ lệ tử vong trong bụng mẹ rất cao. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng từ năm 1945 trở đi việc sử dụng DDT đã làm cho 19 lồi muỗi có mang ấu trùng sốt rét tăng thêm sức đề kháng, do đó cần phải phun xịt một liều lƣợng cao hơn. Kết quả là con ngƣời ngày càng khó khống chế các dịch bệnh do côn trùng gây ra hơn. DDT thƣờng xâm nhập vào cơ thể sinh vật và tích lũy qua các bậc dinh dƣỡng dẫn đến hiện tƣợng phóng đại sinh học, nó xảy ra trong các chuỗi thức ăn. Và con ngƣời là sinh vật ở bậc cuối cùng của mọi chuỗi thức ăn nên sẽ tích lũy lƣợng lớn nhất DDT.

1.3.2.4. Tình hình sử dụng và mức độ ô nhiễm DDT trên thế giới và Việt Nam [1]

a. Tình hình sử dụng DDT trên thế giới và ở Việt nam

Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945) DDT trở thành một chất đƣợc sử dụng phổ biến. Thời kỳ sử dụng nhiều nhất đạt tới 175 triệu tấn trên toàn cầu năm 1970. Việc sử dụng DDT nhiều nhất tại Hoa Kỳ là năm 1959 với số lƣợng là 36 triệu kg hóa chất đã đƣợc rải. Tuy nhiên đến năm 1970 các câu hỏi về tác động nghiêm trọng của DDT đến môi trƣờng đã đƣợc đƣa ra. Và báo cáo đã chỉ ra rằng các lồi cơn trùng có lợi hoặc vơ hại nhƣ ong, các lồi cá, chim và một số động vật khác bị chết hoặc bị tổn hại khi tiếp xúc với DDT. Do tác động có hại của DDT đến môi trƣờng lớn hơn so với sự có lợi của DDT nên các cơ quan bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ đã cấm sử dụng DDT vào năm 1972. Tuy nhiên nó vẫn đƣợc sử dụng ở một số nƣớc khác.

DDT vẫn đƣợc sử dụng ngày nay tại các quốc gia Châu Phi nhƣ Zimbabwe và Ethiopia để kiểm soát muỗi và ruồi Glossia. Đây là hai loại côn trừng gây ra hai bệnh nguy hiểm là sốt xuất huyết và bệnh ngủ. DDT đã đƣợc sử dụng để diệt ruồi Glossia tại hồ Kariba ở Zimbabwe.

DDT đƣợc dùng lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1949 để phòng ngừa bệnh sốt rét. Tuy nhiên số lƣợng DDT sử dụng chỉ có 315 tấn trong năm 1961 và giảm xuống còn 22 tấn trong năm 1974. Mặc dù DDT đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1992 nhƣng ở Việt Nam DDT vẫn đƣợc tiếp tục nhập vào từ nƣớc Nga. Từ ngày 14/05/2004 Việt Nam chính thức tham gia vào công ƣớc Stockholm, việc sử dụng thuốc trừ sâu DDT đã bị cấm sử dụng trên tồn quốc, nhƣng do cơng tác quản lý còn lỏng lẻo DDT vẫn cịn đƣợc sử dụng ở nhiều nơi.

b. Tình hình ơ nhiễm DDT trên thế giới và ở Việt Nam

Do những tác hại của DDT đến môi trƣờng và con ngƣời nên năm 1972 chính phủ Hoa kỳ đã cấm sử dụng hoàn toàn DDT. Tuy nhiên đến nay hóa chất này vẫn gây tác hại ở các vùng nông nghiệp đã sử dụng và những vùng quanh nơi sản xuất trƣớc đây. Hiện nay DDT vẫn còn bị ngƣng tụ tại thềm lục địa vùng Palos Vedas (ngồi khơi vùng biển Los Angeles) vì nhà máy sản xuất ra DDT Montrose Chemical tại Torrance đã thải DDT vào hệ thống cống rãnh thành phố từ năm 1971. Sự tích tụ nhiều nhất DDT và các hợp chất có liên quan là ở biển phía Tây Trung Quốc. Ở các bờ biển lƣợng tích tụ DDT vẫn rất lớn nhƣ: vịnh Bengal, biển Arabian và biển Bắc Trung Quốc v.v. Hàm lƣợng DDT có trong trầm tích đáy sơng ở vịnh River tại Washington dao động từ 0,1- 234 µg/kg. Ở Canada, tổng lƣợng DDT lắng đọng trên bề mặt trầm tích ở các hồ trong lục địa vào khoảng 9,7µg/l.

Ở Việt Nam một lƣợng lớn DDT còn tồn đọng trong các kho ở khắp các tỉnh. Mặc dù đã đƣợc thu gom và tiêu hủy nhƣng do việc tiêu hủy không triệt để một lƣợng lớn DDT bị thải ra môi trƣờng ngấm vào nƣớc ngầm và đất. Theo phụ lục I về danh

mục điểm tồn lƣu hóa chất bảo vệ thực vật gây ơ nhiễm mơi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng ban hành kèm theo Quyết định số 1946 /QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ thì trên tồn quốc có 240 điểm tồn dƣ hóa chất bảo vệ thực vật nghiêm trọng cần phải xử lý trƣớc năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thử nghiệm vật liệu sắt nano đề xử lý diclodiophenyltricloetan ( DDT) trong đất ô nhiễm tại kho hương vân, xã lạc vệ, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)