Phụ gia MB01:Sét (%) Cát (C) 10% Cao lanh (CL)10% Tro bay (TB) 10% Bột đá (BĐ) 10% Bùn 10 : Sét 80 CT1.1 CT1.2 CT1.3 CT1.4 Bùn 20 : Sét 70 CT1.5 CT1.6 CT1.7 CT1.8 Bùn 30 : Sét 60 CT1.9 CT1.10 CT1.11 CT1.12 Bùn 40 : Sét 50 CT1.13 CT1.14 CT1.15 CT1.16 Bùn 50 : Sét 40 CT1.17 CT1.18 CT1.19 CT1.20
Từ các công thức tại bảng 3.4, gạch sau khi nung ta thấy:
Tại nhiệt độ 800oC, các công thức từ CT1.1 đến CT1.8, gạch nung trong 8 giờ và 24 giờ đều không đạt yêu cầu (dễ bẻ gãy, màu sắc khơng đỏ như gạch ngồi thị trường). Với các tỉ lệ từ CT1.9 đến CT1.20, khi bùn được tăng dần, các mẫu gạch sau khi nung các mẫu gạch có vết nứt, dễ bẻ chất lượng gạch rất kém. Màu đỏ của gạch giảm dần theo tỉ lệ sét có trong thành phần, có thể do thời gian và nhiệt độ nung chưa đủ để làm gạch đạt yêu cầu.
Mẫu gạch CT1.9 nung tại 8000C Mẫu gạch CT1.2 nung tại 8000C
Hình 3.2. Mẫu gạch được nung tại 8000C
Tại nhiệt độ 11250C trong 8 giờ và 24 giờ, các mẫu gạch từ cơng thức CT1.1 đến CT1.8 có độ cứng tốt hơn nhiều so với gạch nung tại nhiệt độ 8000C, khó bẻ gãy. Tuy nhiên, các mẫu gạch có màu đỏ mận đậm hơn rất nhiều so với gạch thông thường, trên bề mặt gạch nung trong 24 giờ có các vết cháy. Nguyên nhân có thể do nung trong nhiệt độ cao và thời gian lâu. Đối với các mẫu gạch từ công thức CT1.9 đến CT1.20 độ kết dính khơng cao do tỉ lệ sét giảm dần, gạch xuất hiện vết nứt vỡ.
Công thức CT1.9 Cơng thức CT1.2
Hình 3.3. Các mẫu gạch nung tại 11250C trong 24 giờ
Tại nhiệt độ 10500C, với các công thức từ CT1.9 đến CT1.20, các mẫu gạch có độ kết dính khơng cao, tính chất gạch tương tự như khi nung tại nhiệt độ 8000C và 11250C. Các công thức từ CT1.1 đến CT1.9, với mẫu gạch có cơng thức CT1.2 với tỉ lệ phối trộn bùn 10%, sét 80%, cao lanh 10% nung trong 24 giờ có kết quả tốt nhất, gạch có tính chất tương đối ổn định, độ cứng tốt, khó bẻ gãy, khơng xuất hiện các vết nứt. Các công thức phối trộn với các loại phụ gia cịn lại cũng có kết quả khá tốt
nhưng độ cứng và độ kết dính thấp hơn so với cơng thức CT1.2, màu sắc không giống với gạch thông thường.
Công thức CT1.9 Công thức CT1.2
Công thức CT1.8 Công thức CT1.12
Hình 3.4. Các mẫu gạch nung tại 10500C trong 24 giờ
Từ các kết quả trên, lựa chọn mẫu gạch nung theo công thức CT1.2 nung tại nhiệt độ 10500C để tiến hành phân tích thành phần, tính chất, ảnh hưởng của sản phẩm đến môi trường xung quanh.
3.2.1.2. Mẫu bùn 2 (MB02):
Bã bùn thải sau khi nghiền nhỏ có đặc điểm mịn hơn so với mẫu bã bùn thải MB01, sau đó được phối trộn theo các tỷ lệ khác nhau tại Bảng 3.5.
Hình 3.5. Mẫu bùn MB02 được nghiền nhỏ