1. Kiến nghị đối với Nhà nước
- Đối với các văn bản pháp luật.
+ Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ nhằm tạo ra cho các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh bình đẳng hấp dẫn và yên tâm đối với các đầu tư.
+ Đối với hoạt động thuê tài chính: Để giúp cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua hoạt động thuê tài chính. Nhà nước cần ban hành quy chế chính thức về hoạt động thuê tài cính thay cho quy chế tạm thời (Nghị định số 64/CP ngày 9/10/1995) và các văn bản hướng dẫn cụ thể.
+ Sửa đổi Nghị định 1062 Ccủa Bộ Tài chính để các doanh nghiệp có thể trích khấu hao cơ bản của tài sản cố định phù hợp với thơì gian trả nợ đối với các khoản vay đầu tư trung hạn và dài hạn.
Nghị định 27/CP mới ban hành sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ dã giúp cho các doanh nghiệp tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình vận dụng Nghị định 59. Đặc biệt Nhà nước nâng cao hơn nữa quyền tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm về đảm bảo và phát triển vốn của Nhà nước trách nhiệm đối với các dự án đầu tư.
- Đối với công tác đấu thầu trong xây dựng cơ bản:
Nhà nước cần có quy định cụ thể về năng lực của các đơn vị tham gia đấu thầu kiên quyết loại trừ các đơn vị không đủ năng lực thi công hoặc không có chức năng tham gia đấu thầu. Ưu tiên các đơn vị có thể bao thầu toàn bộ, hạn chế chia thầu gói nhiều "một công trình có quá nhiều cấp b phụ, làm tăng chi phí công trình và nhiều vấn đề tiêu cực". Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các công trình do phía nước ngoài làm tổng B giao lại cho các đơn vị phía Việt Nam thi công cần phải có quy định và phối hợp chặt chẽ giưã các đơn vị trong nước cạnh tranh làm B phụ. Các công trình có vốn đầu tư từ ngân sách, Nhà nước cần thanh toán kịp thời khối lượng ti công công trình hoàn thành, nếu thanh toán chậm thì phải trả lãi suất cho các doanh nghiệp vì hiện nay các đơn vị xây dựng cơ bản gặp nhiều khó khăn nhất là về thanh toán lại chính là công trình có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nhiều công trình bị thua lỗ vì thu hồi vốn chậm.
- Đối với các dự án đầu tư:
Nhà nước cần thiết xem xét lại việc cáp giấy phép đầu tư vào nhiều lĩnh vực như xi măng, gạch đường... Để các doanh nghiệp khi đầu tư có thể tiêu thụ sản phẩm đáp ứng với nhu cầu thị trường. Cấm nhập những mặt hàng mà trong nước tự sản xuất được và có thể đáp ứng nhu cầu trong nước, và hôc trợ miễn giảm thuế... nhằm khuyến khích các dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả chưa có thể ngay được những năm đầu mới đầu tư mà phải chờ đợi trong tương lai.
Mặc dù hiện nay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng khác đã ưu tiên hơn về thủ tục cho vay. Tuy nhiên, hạn mức cho vay không nhiều, thời hạn cho các dự án đầu tư trung và dài hạn còn ngắn, các khoản vay bằng ngoại tệ còn chịu nhiều rủi ro từ biến động tỷ giá. Vì vậy để các doanh nghiệp có thể vay vốn một cách thuận lợi trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cần giúp các doanh nghiệp trong quá trình cho vay vốn trên một số khía cạnh sau:
- Kéo dài thời gian cho vay vốn( đối với các dự án trung hạn và dài hạn) tạo điều kiện để các dự án đầu tư của các doanh nghiệp có thể phản áh hiệu quả đúng khả năng và thời gian hoạt động.
- Nghiên cứu các cơ chế chính sách cho vay vốn, kiến nghị đối với Nhà nước về tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư bằng ngoại tệ.
3. Kiến nghị với Công ty
- Sớm ban hành quy chế tài chính của công ty dựa trên chế tài chính mẫu của Nhà nước và các văn bản pháp lý liên quan, trong đó các quy chế như quản lý, sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn, quy chế về bảo lãnh vốn vay, quy chế về phê duyệt dự án, quy chế về trích nộp ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở đó các đội sản xuất phải tuân theo các nguyên tắc nhất định của công ty.
- Đối với các công trình tham gia đấu thầu, công ty cần có sự kiểm tra chặt chẽ, các thông tin về chủ đầu tư đặc biệt thông tin về tình hình tài chính của nhà đầu tư để biết được khả năng thanh toán vốn cho công trình trước khi quyết định tham gia đấu thầu nhằm hạn chế tình trạng ruit ro trong thanh toán đối với công trình đã đấu thầu sau khi thi công xong không thu hồi hoặc thu hồi vốn chậm.
- Tăng cường quỹ đầu tư xây dựng cơ bản thông qua thu khấu hao cơ bản từ nguồn vốn cố định (thuộc vốn chủ sở hữu) của các đơn vị thành viên
nhằm tập trung moọt lượng vốn nhất định làm cơ sở cho việc giải quyết một phần khó khăn về tài chính cho các đơn vị cũng như đầu tư của công ty.
- Tăng cường công tác tuyển chọn và đào tạo các nguồn nhân lực tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, phù hợp với sự đổi mới của máy móc, thiết bị công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến. Vì suy cho cùng yếu tố con người quyết định tới mọi "thành bại" của doanh nghiệp, đặc biệt trong quyết định khai thác, quản lý và sử dụng an toán các nguồn vốn huy động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập tìm hiểu phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, quản trị tài chính và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn. Từ đó có một số ý kiến nhằm giúp Công ty hạn chế những tồn tại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế những căng thẳng tài chính. Mặc dù trong quá trình thực tập có cố gắng nhưng do thời gian và trình độ hạn chế nên em chưa đi sâu phân tích hết các lĩnh vực trong Công ty như ký kết hợp đồng, tham gia dự thầu... Vì vậy chuyên đề mà em nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cám ơn cô giáo đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Cám ơn Cô giáo, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty xây dựng và phát triển nông thôn đã giúp đỡ, tạo điều kiện em hoàn thành đợt thực tập này.