Biện pháp thứ hai: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm

Một phần của tài liệu Cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn (Trang 34 - 36)

I. NHỮNG GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY 1 Giải pháp thứ nhất: thu hồi vốn, nợ đọng

2.Biện pháp thứ hai: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm

năng lực mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm

2.1. Đẩy mạnh lĩnh vực xây lắp

* Tăng cường công tác tiếp thị, nắm bắt thông tin kịp thời

- Cần tổ chức quản cáo giới thiệu công ty với các chủ đầu tư, đồng thời đề ra được chiến lược lấy uy tín trên thương trường là yếu tố quyết định cho việc phát triển sản xuất.

- Do trong từng thời điểm khác nhau, điều kiện xã hội biến đổi rất lớn, cần nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, xác định chính xác từng bước đi của công ty phù hợp với thị trường.

* Tổ chức bộ phận đầu thầu giỏi và bộ máy thi công mạnh để đảm bảo cho đấu thầu thắng lợi và thi công có lãi.

* Tập trung đẩy mạnh sản xuất trong thị trường truyền thống là chính, đồng thờ mở rộng sang các thị trường khác.

- Do công ty là một đơn vị trong ngành nông nghệp đã nhiều năm thi công có uy tín. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn lại có đặc thù riêng như các công trình chuyên ngành, các công trình thuỷ lợi vùng, giao thông nông thôn, trồng rừng, định cạnh định cư... Đồng thời công ty có nhiều mối quan hệ ngoài giao với các chủ đầu tư có điều kiện thấu hiểu được nhau trên nhiều mặt. Vì vậy công ty có nhiều lợi thế trong cạnh tranh trong xã hội tính chuyên môn hoá ngày càng cao.

- Nông thôn và miền núi hiện đang được sự quan tâm đặc bệt của Nhà nước ngân sách và các nguồn tài trợ nước ngoài đổ vào thị trường này rất

lớn. Chính vì vậy Công ty xác định đây là thị trường xây lắp chủ yếu của Công ty.

- Song song với việc tập trung vào thị trường nông nghiệp và nông thôn, công ty cần mở rộng sang các thị trường khác như giáo dục, thuỷ sản, giao thông, điện lực ở các tỉnh và thành phố... vì đây là những công trường cũng đầy tiềm năng mà công ty cũng đã thi công nhiều năm có uy tín.

- Hiện nay Tông Công ty đã mở rộng được sang thị trường Lào. Đây là thị trường nông nghiệp nông thôn. Nếu tổ chức tốt và có kinh nghiệm thì thị trường này cho tỷ lệ lãi suất cao. Vì vậy công ty nên phát triển thêm thị trường này.

2.2. Tăng cường sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng

Việc sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng không những tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm phù hợp với từng đối tượng cán bộ công nhân viên mà còn góp cho việc chủ đôngj sản xuất, hạ giá thành các công trình xây lắp. Các mặt hàng đó có thể là:

- Sản xuất đá dăm, gạch xây. - Sản xuất bê tông đúc sẵn.

- Sản xuất gia công cửa gỗ , kết cấu thép... - Buôn bán xi măng, cát, đá , sỏi, sắt thep...

* Mở rộng sang lĩnh vực vận tải

Tận dụng các xe cộ, thiết bị phục vụ xây lắp như xe vận tải... để vận tải hàng hoá nâng cao thu nhập cho công ty.

* Lĩnh vực xuất khẩu lao động

Hiện nay Tổng công ty đang tổ chức xuất khẩu lao động sang một số nước như Nhật Bản, Hàn quốc, Nga... nên công ty cần xin một số chỉ tiêu xuất khẩu. Việc xuất khẩu lao động trong ngành xây dựng có nhiều cái lợi. Một là tận dụng vốn đặt cọc nhàn rỗi để bổ sung vào kinh doanh; hai là có nhiều nguồn công nhân lành nghề sau khi về nước; ba đầu là tạo kích thích năng suất lao động cho đội ngũ công nhân của công ty đang có mong muốn

được ra nươchính sách ngoài; bốn là tăng nguồn thu nhập cho công ty; năm là làm quen với thị trường xây dựng nước ngoài để nhận công trình ở nước ngoài hoặc công trình có vốn nước ngoài ở Việt Nam.

2.3. Nâng cao năng lực sản xuất

* Tăng cường đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề

- Tăng cường cán bộ và công nhân lành nghề bằng cách tuyển dụng thêm người có khả năng, năng lực, đào tạo và đào tạo lại những người hiện có để có tay nghề phù hợp với nhiệm vụ.

- Tổ chức lại bộ máy phòng ban, các đội sản xuất sao cho có hiệu quả và gọn nhẹ, đáp ứng mọi yêu cầu của sản xuất.

- Mua sắm các thiết bị thi công cần thiết để nâng cao năng lực, tỷ lệ lãi suất và chủ động trong sản xuất, nâng cao uy tín công ty trên thương trường.

Một phần của tài liệu Cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn (Trang 34 - 36)