Bản đồ hành chính tỉnhTây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý quân sự hỗ trợ khu vực phòng thủ tỉnh tây ninh sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám độ phân giải cao (Trang 68 - 70)

Là một trong 3 tỉnh biên giới thuộc Quân khu 7, biên giới giáp với Campuchia dài 224 km, có hai quốc lộ 22 và 22B nối với Campuchia qua 2 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát và các đƣờng tỉnh lộ 786, 781, 791, 792 qua các cửa khẩu tiểu ngạch nhƣ Bình Thạnh, Lị Gị, Chàng Riệc. Có thủ phủ là TP Tây Ninh cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100 km theo QL22, cách thành phố Phnôm Pênh Campuchia 140 km, cách cảng Xihaluc khoảng 295km, cách sân bay quân sự U ta pao Thái Lan 580km. Tây Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng trong thế trận KVPT chung của cả nƣớc và chiến trƣờng Nam Bộ, là hƣớng tiến công gần nhất theo trục đƣờng xuyên Á tới TP Hồ Chí Minh, khi địch tiến cơng xâm lƣợc nƣớc ta theo hƣớng Tây.

Địa hình

Tỉnh Tây Ninh là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ và vùng trũng đồng bằng sơng Cửu Long. Địa hình rộng thống, phần lớn diện tích là đồng bằng, phía Bắc là vùng đồi núi thấp lƣợn sóng, với độ cao phổ biến từ 20 đến 50m, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, khu vực huyện Bến Cầu và lƣu vực sông Vàm Cỏ Đông là khu vực thấp nhất, với độ cao trung bình 2 đến 3 m, có thể ngập lụt vào mùa mƣa lũ. Trung tâm tỉnh thuộc địa phận TP Tây Ninh nổi lên núi Bà Đen với diện tích mặt bằng khoảng 15 km2, độ cao 978 m, khống chế toàn bộ khu vực.

Nhƣ vậy, tổng quan địa hình Tây Ninh vừa mang đặc điểm của vùng đồi trung du, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng.Độ cao phổ biến tồn vùng từ 2 đến 50m, ít điểm cao không chế.

Thủy văn

1. Sông suối kênh rạch chính: Hệ thống sơng suối, kênh rạch ở Tây Ninh phân bố tƣơng đối đồng đều, nhƣng mật độ khá thƣa, chỉ đạt 0,314km/1 km2. Các sơng chính gồm có hệ thống sơng Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ Đơng, chảy theo hƣớng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam; các kênh, rạch chính gồm: rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng, rạch Bảo. Tổng chiều dài hệ thống sông, rạch trên địa bàn tỉnh là 617km (chỉ tính những sơng, rạch chính).Trong đó chiều dài sơng,

2. Hệ thống ao hồ: Nhìn chung tỉnhlà một tỉnh ít ao hồ, tuy nhiên hồ Dầu Tiếng lại là một hồ lớn thứ nhì Đơng Nam Bộ, sau hồ Trị An, có khu đầu mối nằm tại huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dƣơng và huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phƣớc, song lƣu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Dƣơng Minh Châu và một phần nhỏ huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh 25 về hƣớng Đơng. Với diện tích mặt nƣớc là 270 km2 và 45 km2 đất bán ngập nƣớc, dung tích chứa 1,58 tỷ m3 nƣớc, hồ Dầu Tiếng là một cơng trình thiết kế tƣới tiêu chủ động gồm hai hệ thống kênh chính: kênh Đơng, kênh Tây và hệ thống tƣới tiêu cấp I, II, III, IV và kênh nội đồng, có khả năng tƣới tiêu cho 185.700 ha đất nơng nghiệp, trong đó tƣới tự chảy đƣợc 47.000 ha cây trồng các loại của tỉnh và tƣới cho khoảng 20.000 ha huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh. Ngồi ra, nguồn nƣớc Hồ Dầu Tiếng cịn phục vụ cho các nhà máy đƣờng, nhà máy chế biến mì, phục vụ cho nhà máy nƣớc sinh hoạt của tỉnh.Hệ thống thủy lợi Tân Hƣng với 246 kênh tƣới (tổng chiều dài: 213 km), có 1.912 cơng trình trên kênh đảm bảo tƣới cho khoảng 11.000 ha đất ở phía Tây của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý quân sự hỗ trợ khu vực phòng thủ tỉnh tây ninh sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám độ phân giải cao (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)