Tỷ lệnhiễm khuẩn vết mổ theo vị trí phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 46 - 48)

Vị trí phẫu thuật Có NKVM Khơng NKVM n % n % Bụng (n=190) 4 2,10 186 97,90 Ngực - cổ (n = 212) 2 0,94 210 99,06 Chấn thương (n = 588) 3 0,51 585 99,49 Cột sống (n = 209) 2 0,96 207 99,04 Tiết niệu (n = 115) 3 2,60 112 97,39 Tai mũi họng (n= 204) 0 0 204 100 Hàm mặt (n = 182) 1 0,55 181 99,45 Sản khoa (n = 211) 3 1,42 208 98,58 Tổng (n = 1911) 18 0,94 1893 99,06

Nhận xét:Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm bệnh phẫu thuật tiết

niệu chiếm cao nhất (2,60%) tiếp theo nhóm phẫu thuật bụng cao thứ hai (2,10%), nhóm bệnh sản khoa (1,42%). Các nhóm bệnh có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ dưới 1% gồm nhóm bệnh ngực - cổ, hàm mặt và chấn thương chỉnh hình. Nhóm bệnh tai-mũi-họng khơng có trường hợp nào nhiễm khuẩn vết mổ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung của toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu là 0,94%. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cịn cao hơn so với nghiên cứu của của David C

tại Anh (1992) thấy rằng: trong số 1.708 bệnh nhân nhận được sử dụng kháng sinh dự phịng có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 0,6%. Các tác giả kết luận rằng sử dụng kháng sinh trong giai đoạn ngay trước phẫu thuật có liên quan với nguy cơ thấp nhất của nhiễm khuẩn vết mổ[38].Ở trong nước,kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Lê Anh Thư tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011 trên 98 bệnh nhân được mổ phiên và thuộc phân loại phẫu thuật sạch hoặc sạch nhiễm, tuổi trung bình là 43,1 và 36% là nam giới. Bệnh kèm theo được ghi nhận trên 11 bệnh nhân (13,1%), bao gồm ung thư (n=2), bệnh gan thận (n=1), cao huyết áp (n=6), bệnh tim (n=2), đang dùng steroid (n=1). Có 7 (8,3%) Bệnh nhân nhập viện vì chấn thương. Trung vị điểm ASA của các bệnh nhân là I. Kháng sinh được cho 30 phút trước phẫu thuật, lặp lại thêm 1 liều nếu phẫu thuật kéo dài trên 3 giờ. Kháng sinh sử dụng là ampicilline/sulbactam hay amoxicillin/clavuanicacid trong phẫu thuật tổng quát và tim mạch, cephalosporin thế hệ 3 trong phẫu thuật thần kinh, tiết niệu và chỉnh hình. Kết quả thấy có 1 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ nông (1,0%)[18]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Hữu Luyện (2011), tại Bệnh viện Trung ương Huế, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 4,9%, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh theo nghiên cứu của Phạm Thúy Trinh năm 2010 trên các bệnh nhân phẫu thuật sạch và sạch nhiễm là 3,0%[19].Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Kim Sơn (2002), Nguyễn Việt Hùng (2005) tại các bệnh viên tuyến Trung ương như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại các bệnh viện này là 6,2% và 8,4%[7, 11, 17].

Tỷ lệ các loại nhiễm khuẩn vết mổ được trình bày ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)