Nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích hồ trị an (Trang 40 - 42)

1.6 Khu vực nghiên cứu

1.6.3.4 Nước thải sinh hoạt

Do tăng nhanh dân số và tốc độ đơ thị hóa trong khi đó cơ sở hạ tầng đơ thị chưa được phát triển tương xứng, nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn thải cơ bản nhất gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước. Khu vực thượng lưu sơng Đồng Nai và sơng La Ngà có tổng cộng 15 khu đô thị. Tuy nhiên, các khu đơ thị đều khơng có hệ thống xử lý nước thải tập trung, mà đổ trực tiếp ra các kênh, rạch, sông Đồng Nai, sông La Ngà và hồ Trị An. Nguồn nước thải này gây ô nhiễm hữu

cơ (thông qua chỉ số BOD5, COD), ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (các hợp chất

của Nitơ, Photpho), ô nhiễm do dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt và vi trùng gây bệnh.

Bảng 1.11 Lưu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị khu vực thượng lưu sông Đồng Nai và sông La Ngà [4]

Tiểu lƣu vực Thƣợng lƣu sông

Đồng Nai

Sông La Ngà

Dân số đô thị (2004) 306.423 236.289

Lƣu lƣợng nƣớc thải đô thị (m3/ngày) 26.153 17.774

Tải lƣợng các chất ô nhiễm (kg/ngày) TSS 15.482 12.632 BOD5 9.881 7.920 COD 18.261 14.562 N-NH4+ 647 532 Ptổng 352 292 Dầu mỡ 1.734 1.345

Ngồi ra, ơ nhiễm nguồn nước hồ còn do:

 Nước thải y tế của các bệnh viện và trung tâm y tế chưa được xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa triệt để. Lượng nước thải này hầu hết thải trực tiếp vào hệ thống tiếp nhận nước thải sinh hoạt và được đưa vào nguồn nước mặt của hệ thống sông Đồng Nai. Đây là nguồn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền dịch bệnh qua môi trường nước.

 Các bãi rác chưa được thiết kế hợp vệ sinh, chưa có hệ thống thu gom

 Nước mưa chảy tràn qua các vùng đất canh tác nông nghiệp mang theo rất nhiều tác nhân ô nhiễm (bùn đất, phèn, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu,…).

 Chất thải do chăn nuôi (nước vệ sinh chuồng trại, phân gia súc…).

 Việc vứt bỏ rác bừa bãi

Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy rằng các kim loại nặng, trong đó có Cu, Pb, Zn là tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng trong môi trường. Các kim loại này thường tích lũy với hàm lượng cao trong trầm tích. Việc phân tích hàm lượng các kim loại này, đặc biệt là phân tích các dạng liên kết của kim loại với trầm tích có khả năng tích lũy sinh học là rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích. Mặt khác, hồ Trị An là một hồ chứa có vai trị rất quan trọng đối với các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gịn. Đã có nhiều nghiên cứu về hiện trạng ơ nhiễm hồ hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào đánh giá chất lượng nước của hồ. Do đó, đề tài có nhiệm vụ chính là phân tích hàm lượng tổng và các dạng liên kết của các kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích hồ Trị An, nhằm đóng góp một phần nhỏ kết quả của đề tài vào việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng ở hồ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích hồ trị an (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)