.7 Biểu đồ hộp hàm lượng tổng các kim loại Cu, Pb, Zn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích hồ trị an (Trang 60 - 63)

(:25-75%; ┬: giá trị lớn nhất; ┴: giá trị nhỏ nhất; : giá trị trung bình)

Hàm lượng các nguyên tố Cu, Pb, Zn trong các mẫu nằm trong khoảng giá trị tương ứng là 14- 50 mg/kg, 19 -50 mg/kg, 52 -125 mg/kg. Kết quả này tương đồng với kết quả của một số tác giả như Vũ Đức Lợi 2010 [9], Pham Thị Thu Nga 2007 [75].

3.7.2 So sánh hàm lƣợng các kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích mới và mẫu nền đất cũ của hồ

Hàm lượng trung bình của các kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích mới và mẫu nền đất cũ của hồ được thể hiện trong hình 3.8.

Hình 3.8 Biểu đồ hộp của hàm lượng Cu, Pb, Zn

trong mẫu trầm tích mới và mẫu nền đất cũ của hồ (:25-75%;┬: giá trị lớn nhất; ┴: giá trị nhỏ nhất;: giá trị trung bình;

1: mẫu trầm tích mới; 2: mẫu nền đất cũ của hồ )

(mg/kg)

Biểu đồ trên cho thấy có sự khác nhau giữa hàm lượng ba kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích mới và mẫu nền đất cũ của hồ. Hàm lượng trung bình của Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích mới và mẫu nền đất cũ của hồ tương ứng là: Cu 42,10 và 24,60 mg/kg; Pb 43,99 và 28,00 mg/kg; Zn 101,75 và 73,20 mg/kg. Như vậy, mẫu trầm tích mới đều có hàm lượng ba kim loại cao hơn so với mẫu nền đất cũ của hồ .

Sử dụng phép so sánh hai trị trung bình 2-sample T (với độ tin cậy thống kê 95%) ta có kết quả như sau:

Bảng 3.11 Kết quả so sánh hàm lượng kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích mới và mẫu nền đất cũ của hồ

Kim loại Loại mẫu Hàm

lƣợng trung bình Độ lệch chuẩn T-value P-value Cu Trầm tích mới 42,700 4,33 5,25 0,000 Nền đất cũ 24,600 5,43 Pb Trầm tích mới 44,140 3,62 5,23 0,000 Nền đất cũ 28,000 6,36 Zn Trầm tích mới 103,230 8,95 4,34 0,001 Nền đất cũ 73,200 8,47

Cả ba kim loại đều cho giá trị p-value < 0,05. Do đó có thể kết luận: hàm lượng kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích mới và mẫu nền đất cũ của hồ là khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Kết quả này có thể giải thích là do mẫu trầm tích mới có thành phần mùn lớn, kích thước hạt nhỏ nên khả năng hấp phụ kim loại sẽ tốt hơn so với mẫu nền đất cũ của hồ có thành phần mùn thấp và kích thước hạt lớn. Kết quả này cũng cho thấy sự gia tăng mức độ tích lũy kim loại nặng trong trầm tích hồ hiện nay so với trước khi xây dựng hồ thủy điện Trị An.

3.7.3. Sự phân bố của các kim loại theo tuổi trầm tích

Hàm lượng tổng của Cu, Pb, Zn phân bố theo tuổi trầm tích tại các vị trí lấy mẫu được thể hiện trong hình 3.9 sau:

Từ hình trên có thể thấy hàm lượng các kim loại và tuổi trầm tích biến đổi theo chiều hướng ngược nhau. Phân tích tương quan giữa hàm lượng kim loại và tuổi bằng phần mềm Minitab 15 cho kết quả trong bảng sau:

Bảng 3.12 Phân tích tương quan giữa hàm lượng Cu, Pb, Zn và tuổi trầm tích

Cu Pb Zn

Tuổi -0,585 (r) -0,463 -0,470

0,001 (p-value) 0,015 0,013

Cả ba kim loại đều có p-value < 0,05; đặc biệt với Cu có p-value = 0,001 và hệ số tương quan r < 0. Kết quả này cho thấy hàm lượng ba kim loại có tương quan chặt chẽ với tuổi trầm tích và đây là tương quan nghịch. Trầm tích có tuổi càng trẻ thì hàm lượng kim loại càng cao. Như vậy, có sự gia tăng tích lũy các kim loại trong trầm tích hồ theo thời gian.

Từ kết quả xác định hàm lượng tổng số của Cu, Pb, Zn và tuổi trầm tích có thể biểu diễn sự biến đổi hàm lượng trung bình của các kim loại theo thời gian như hình 3.10 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích hồ trị an (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)