Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Cao Phong, tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học nhằm cải tạo một số tính chất đất trồng cam ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Cao Phong, tỉnh Hịa Bình

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Cao Phong là một huyện miền núi của tỉnh Hịa Bình, diện tích đất tự nhiên là 25.437 ha, đƣợc tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2012. Cao Phong nằm trên trục đƣờng quốc lộ 6, tuyến đƣờng chính chạy lên Tây Bắc, cách Hà Nội 92km về phía Tây, cách thành phố Hịa Bình 16km. Cao Phong nằm ở tọa độ địa lý từ 185031’ đến 185038’ Kinh độ Đông, từ 22084’ đến 22098’ Vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp thị xã Hịa Bình và huyện Đà Bắc, phía Đơng giáp huyện Kim Bơi, phía Tây giáp huyện Tam Lạc, phía Nam giáp huyện Lạc Sơn. Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc tiêu thụ cam, quảng bá cam Cao Phong.

 Địa hình

Cao Phong có độ cao trên 300m so với mặt nƣớc biển, ít núi cao. Địa hình có cấu trúc thoai thoải, độ dốc trung bình vào khoảng 10 – 150, hình thành nhiều dạng đồi bát úp thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc. Địa hình Cao Phong chia làm 3 vùng chính: vùng núi cao gồm 2 xã: Yên Thượng Yên Lập), vùng giữa (gồm

8 xã và thị trấn Cao Phong: Nam Phong, Tây Phong, Dũng Phong, Tân Phong, Xuân Phong, Đông Phong, Bắc Phong, Thu Phong), vùng hồ Sơng Đà (gồm 2 xã: Thung Nai, Bình Phong). Với địa hình nhƣ vậy, Cao Phong có điều kiện thuận lợi

về sản xuất nông – lâm nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, đặc biệt là một số loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và ni trồng thủy sản.

 Khí hậu

Khí hậu Cao Phong mang đặc điểm chung của thời tiết, khí hậu miền Bắc Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ƣớt, mùa hè nóng và mƣa nhiều, mùa đơng lạnh và khơ. Tuy nhiên, do vị trí địa lý, đặc điểm đại hình phúc tạp nên điều kiện khí hậu thời tiết của huyện Cao Phong cũng có những nét đặc thù riêng là có mùa đơng lạnh hơn các huyện khác trong tỉnh từ 2 – 30C.

Nhiệt độ trung bình của Cao Phong là 23,90C, nhiệt độ thấp nhất là 13,60C, cao nhất là 29,50C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khá cao, từ 1.700 – 2.000 mm, nhƣng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mƣa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 đến 90% lƣợng mƣa trong cả năm, vì vậy, mùa đơng thƣờng xảy ra hiện tƣợng thiếu nƣớc. Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng 1.500 – 1.900 giờ/ năm, nắng nhiều vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, và nắng ít vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3. Độ ẩm khơng khí của Cao Phong vào khoảng 81 – 84%. Cao Phong chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đơng Bắc, nhƣng không lớn, tháng 4, tháng 5 chịu ảnh hƣởng nhẹ của gió lào. Nhìn chung, huyện Cao Phong có khí hậu mát mẻ và độ ẩm cao, thích hợp cho sự phát triển của cây cam [25,41].

 Đất đai

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2009, tồn huyện Cao Phong có diện tích đất tự nhiên là 459.600 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp là 57.609 ha, chiếm tỷ lệ thấp 12,5% ; đất dùng vào lâm nghiệp là 250.168 ha, chiếm 54.5%; đất chuyên dùng là 38.232 ha, chiếm 8,3%; đất khu dân cƣ là 20.268 ha, chiếm 4,4% và đất chƣa sử dụng là 93.345, chiếm 20,3% tổng diện tích đất đai [7].

Qua đó có thể thấy, tiềm năng đất đai của Cao Phong đã đƣợc huy động gần nhƣ tối đa cho sản xuất và sinh hoạt.

Đất ở Cao Phong chủ yếu là đất feralit vàng đỏ, phát triển trên các loại đá mẹ là đá vơi và đá phiến thạch. Nhìn chung, độ phì của các loại đất tƣơng đối khá, tầng đất mặt tƣơng đối dày. Theo tài liệu Nơng hóa – Thổ nhƣỡng của Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Hịa Bình thì huyện Cao Phong có 20 loại đất khác nhau, gồm 9 loại đất chủ yếu: đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng trên đá baza và trung tính, đất đỏ nâu trên đá vơi (đất vùng đồi núi); đất phù sa không đƣợc bồi, đất phù sa đƣợc bồi, đất phù sa glay, đất phù sa feralit biến chất do không đƣợc cải tạo, đất dốc tụ (vùng đất ruộng). Nhìn chung Cao Phong có địa hình đa dạng với nhiều loại đất có độ phì cao, có thể bố trí nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lƣơng thực, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, trồng rừng đa tác dụng với tất cả các hệ sinh thái tƣới và không tƣới.

1.4.2. Tình hình trồng và tiêu thụ cam ở thị trấn Cao Phong, tỉnh Hịa Bình

Diện tích và sản lƣợng cam tại Cao Phong ngày càng tăng. Năm 2004, tổng diện tích cam của Cao Phong là 178 ha, diện tích cho sản phẩm là 74,3 ha, sản lƣợng 1895 tấn, năng suất bình qn 225,5 tạ/ha. Năm 2006 tổng diện tích tăng lên 295,7 ha; diện tích cho sản phẩm 93,5 ha; sản lƣợng 2009,3 tấn và năng suất bình quân là 214,9 tạ/ ha. Trong các cây ăn quả có múi hiện nay, cam Xã Đồi là giống chủ lực với tổng diện tích là 251,7 ha, diện tích cho sản phẩm là 68,2 ha. Cam đƣợc canh có diện tích trồng là 14,5 ha;diện tích cho sản phẩm là 68,2 ha. Cam Valencia (V2) có diện tích là 30 ha, diện tích cho sản phẩm là 17 ha. Năm 2010, diện tích trồng cam của huyện là 557 ha, sản lƣợng đạt 9.000 tấn. Năm 2013, diện tích trồng cam là 920 ha, sản lƣợng đạt 16.000 tấn. Năm 2014, tồn huyện Cao Phong có khoảng 1.774 ha đất trồng cam, tăng gấp 10 lần so với năm 2004, gấp 6 lần so với năm 2006 và tăng gấp 3.17 lần so với năm 2010, sản lƣợng ƣớc tích đạt 16.500 tấn.

Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật và chú trọng đầu tƣ thâm canh đã mang lại hiệu quả cao cho ngƣời trồng cam ở Cao Phong, Hịa Bình. Ngày 16/11/2014, Cam Cao Phong đƣợc đón nhận chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bƣớc đầu bảo hộ cho 4 giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam sành. Đây là một bƣớc tiến lớn, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cam ở Cao Phong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học nhằm cải tạo một số tính chất đất trồng cam ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)