CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm và lấy mẫu đất nghiên cứu
2.3.3.1. Vật liệu thí nghiệm
Chế phẩm sinh học EM: Chế phẩm EM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh
“Effective Microorganisms” nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu. Đây là chế phẩm gồm một nhóm các lồi vi sinh vật có ích, trong đó bao gồm vi khuẩn lactic, một số nấm men, xạ khuẩn, vi khuẩn phân giải chất hữu cơ, vi khuẩn chuyển hóa N, P, ...v.v. Chế phẩm EM sử dụng trong thí nghiệm đƣợc Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc Gia Hà Nội sản xuất từ ngân hàng giống của Viện, có tác dụng cải tạo đất, giúp cây chống chịu bệnh tốt hơn và với giá thành thấp. Chế phẩm EM dùng trong thí nghiệm đƣợc nhân nuôi 3 ngày trong phịng thí nghiệm ở điều kiện pH môi trƣờng nuôi cấy là 5,5 để đảm bảo khả năng thích nghi của vi sinh vật với điều kiện đất thí nghiệm có pHKCl 4,17. Mật độ tế bào là 109 CFU/ml chế phẩm.
Chế phẩm sinh học Trichoderma: Chế phẩm Trichoderma sử dụng trong
có chứa nấm Trichoderma và 1 số vi sinh vật có ích, có khả năng phân giải chất hữu cơ, và ức chế vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng, đặc biệt là các bệnh do nấm
Fusarium, Aspergillus niger, tuyến trùng,.. Chế phẩm đƣợc nhân ni 5 ngày trong
phịng thí nghiệm ở điều kiện pH mơi trƣờng nuôi cấy là 5,5. Mật độ tế bào là 109 CFU/ml chế phẩm.
2.3.3.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong thời gian từ đầu tháng 4 đến hết tháng 10 năm 2015 trên đất trồng cam chu kỳ một 6 năm tuổi tại địa điểm đội 7, thị trấn Cao Phong, tỉnh Hịa Bình (sau khi đã tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích đánh giá chất lƣợng đất trƣớc thí nghiệm - Hình 2.1b, vị trí kí hiệu CP1).
Chế phẩm đƣợc bổ sung vào đất bằng cách tƣới thẳng vào vùng xung quanh gốc cam, từ vị trí sát gốc đến hết đƣờng kính tán. Mỗi gốc cam đƣợc tƣới 100 ml chế phẩm đã đƣợc hòa tan đều trong 10 lít nƣớc chứa trong bình ơ doa. Thời gian tƣới 3 tháng/lần. Mỗi cơng thức thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần trên 3 gốc cây cam nghiên cứu (xem Ảnh phần phụ lục). Các công thức thí nghiệm đƣợc bố trí nhƣ sau:
Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu
TT Cơng thức thí nghiệm Bố trí thí nghiệm trong vƣờn trồng cam 1 CT1 (Đối chứng) Không sử dụng chế phẩm
2 CT2 Tƣới chế phẩm EM 100 ml/gốc cây
3 CT3 Tƣới chế phẩm Trichoderma 100 ml/gốc cây 4 CT4 Tƣới hỗn hợp chế phẩm 100ml EM
+ 100 ml Trichoderma/gốc cây Phƣơng pháp lấy mẫu nghiên cứu vi sinh vật:
Lấy mẫu phân tích một số đặc điểm sinh học bằng cách gạt bỏ lớp xác thực vật trên bề mặt quanh vùng rễ (5 cm), chọn 5 vị trí cách đều nhau xung quanh gốc cây theo phƣơng hình chiếu tán, khoan sâu xuống khoảng 15 - 20 cm từ mặt đất và lấy đất theo suốt chiều sâu của mũi khoan. Hỗn hợp 5 vị trí lấy mẫu sẽ đƣợc mẫu đất đại diện cho mỗi gốc cây cam nghiên cứu. Đất sau khi lấy đƣợc để trong túi nilon, ghi chú giải đầy đủ về thông tin vị trí lấy mẫu và để trong thùng xốp có chứa đá lạnh vận chuyển về phịng thí nghiệm.
o Đợt 1: lấy mẫu đầu tháng 3 năm 2015. Đất đƣợc lấy cùng thời điểm lấy mẫu nghiên cứu các tính chất lý hóa học. Điều kiện thời tiết khô hạn.
o Đợt 2: lấy mẫu ở thời điểm cuối tháng 7 năm 2015, sau khi tƣới chế phẩm sinh học đƣợc 3 tháng. Điều kiện thời tiết nắng hè, mƣa nhiều.
o Đợt 3: lấy mẫu ở thời điểm cuối tháng 10 năm 2015. Đất đƣợc lấy sau khi tƣới chế phẩm sinh học lần 2 là 3 tháng, cách lần tƣới thứ nhất 6 tháng. Điều kiện thời tiết nắng vừa, ít mƣa. Cam trong vƣờn bị rụng trung bình khoảng 15 tấn quả/ha. Đáng chú ý là các gốc cam đƣợc tƣới chế phẩm có số lƣợng quả rụng ít hơn các gốc khơng đƣợc tƣới.