2.3 .Thực nghiệm
2.3.6 .Đánh giá rủi ro khi tiếp xúc với đất trước và sau khi xử lý DDT
Đánh giá rủi ro khi tiếp xúc với đất nhiễm DDT đã được áp dụng một số nước trên thế giới [20].
2.3.6.1. Đánh giá rủi ro khi tiếp xúc với đất làm nhà ở nhiễm DDT qua con đường ăn uống
a. Đánh giá rủi ro đối với người lớn
Điều kiện giả định để tính tốn như sau:
- Người lớn sống ở nơi cư trú trong vòng 70 năm.
- Thời gian sống nơi cư trú đối với một người sống 70 năm là 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, 52 tuần/năm, đối với một người sống 70 năm. - Phần DDTtổng hấp thu từ lượng đất đi vào cơ thể qua đường miệng là
1,0 - tức là 100%. Hấp thu qua đường miệng 100% lượng DDTtổng có mặt trong đất được giả định cho trường hợp khơng có thơng tin thực nghiệm về môi trường đất bị ô nhiễm.
- Lượng đất nhiễm DDTtổng tiêu hóa đối với người lớn là 100 mg /ngày - Cân nặng của người lớn là 60kg.
- Nhiễm độc từ đất bị ô nhiễm xẩy ra đối với người lớn vào những lúc không ngủ và lúc ở nhà. Người lớn luôn ở nhà.
b.Đánh giá rủi ro đối với người lớn sống 30 năm ở nơi đất nhiễn DDT, nhưng có các thời gian xa nhà.
Điều kiện giả định để tính tốn như sau:
- Người lớn sống ở nơi cư trú 30 năm, nhưng có thời gian xa nhà nhất định
- Thời gian sống tại nơi cư trú:
+ Các ngày trong tuần: Tại nơi làm việc 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần, 49 tuần/năm, và ở nhà 16 giờ/ngày, 5 ngày/tuần, 49 tuần/năm.
+ Ngày cuối tuần: Ở nhà 20 giờ/ngày, 2 ngày/tuần, 49 tuần /năm. + Kỳ nghỉ: Xa nhà 24 giờ/ngày trong 3 tuần/năm.
- Phần DDTtổng hấp thu từ lượng đất đi vào cơ thể qua đường miệng là 1,0 - tức là 100%. Hấp thu qua đường miệng 100% lượng DDTtổng có mặt trong đất được giả định cho trường hợp khơng có thơng tin thực nghiệm về môi trường đất bị ô nhiễm.
- Lượng đất nhiễm DDTtổng tiêu hóa đối với người lớn là 100 mg /ngày - Cân nặng của người lớn là 60kg
- Nhiễm độc từ đất bị ô nhiễm xẩy ra đối với người lớn vào những lúc không ngủ và lúc ở nhà.
c. Đánh giá rủi ro đối với trẻ em từ 1 đến 17 tuổi sinh hoạt tại trường nơi đất bị nhiễm DDT
Điều kiện giả định để tính tốn như sau:
- Trẻ em học tại cùng một vị trí từ lớp 1 đến lớp 12, từ độ tuổi từ 6 đến 17 tuổi.
Lưu ý: Một năm học là 180 ngày.
- Lượng đất ơ nhiễm trung bình tiêu hóa là 110 mg/ngày đối với lứa tuổi từ 6 đến 17 tuổi, 200 mg/ngày cho 6 tuổi và 100 mg/ngày cho nhóm 7 tuổi trở lên.
- Phần DDTtổng hấp thu từ lượng đất đi vào cơ thể qua đường miệng là 1,0 - tức là 100%. Hấp thu qua đường miệng 100% lượng DDTtổng có mặt trong đất được giả định cho trường hợp khơng có thơng tin thực nghiệm về mơi trường đất bị ô nhiễm.
- Cân nặng của trọng lượng cơ thể = 50% trọng lượng nam và nữ kết hợp. Tuổi từ 6 đến 17 tuổi = 41,6 kg.
- Nhiễm độc từ đất bị ô nhiễm xẩy ra đối với chỉ xảy ra khi trẻ em đang ở trường.
2.3.6.2. Tính tốn để đánh giá rủi ro khi tiếp xúc với đất nhiễm DDT qua con đường ăn uống
Sử dụng công thức (1.2) để tính lượng chất độc trung bình một đời người / một quãng đời tiếp nhận trong một ngày (IT) dùng để đánh giá rủi ro khi tiếp xúc với đất nhiễm DDTtổng qua con đường ăn uống.
: CS x CF x IR x FI x ABS x EF x ED IT = ------------------------------------------------- (1.2) BW x AT Trong đó: Nồng độ DDTtổng= [DDT ]+ [DDD] + [DDE]
IT (Intake) = Lượng DDTtổng trung bình trong một cuộc đời/ một quãng đời tiếp nhận trong một ngày, mg/kg-ngày.
CS= Nồng độ DDTtổng trong đất, mgDDTtổng/kg đất CF= Hệ số chuyển đổi, 10-6
kg/mg
ABS= Phần DDTtổng có mặt trong đất đã bị hấp thu (phần nhỏ hơn), tức là phần trăm hấp thu/100.
FI= Lượng đất mỗi ngày thốt ra từ nguồn đất ơ nhiễm. Giả định hấp thu đất qua đường ăn uống chỉ xảy ra trong khi người đang tỉnh táo, và nơi cư trú là các khu vực bị ô nhiễm chất đang quan tâm.
EF= Tỷ lệ phơi nhiễm tính theo ngày mỗi năm, số ngày/tuần x số tuần/năm.
ED= Thời gian phơi nhiễm trong năm BW= Cân nặng cơ thể tính theo kg.
AT= Thời gian trung bình: khoảng thời gian tiếp xúc trung bình tính theo ngày. Đối với chất gây ung thư, AT thường tính theo ngày của cả cuộc đời của một người, 365 ngày/năm x 70 năm.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN