5. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 (theo báo cáo số 332/BC-UBND ngày
14/11/2018 về tình hình thực hiện kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2018 và Kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè) [17], kết quả đạt được như sau: Các ngành đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
47
Tổng giá trị sản xuất năm 2018 ước đạt 12.286,71 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch năm (12.285,90 tỷ đồng) tăng 12,15% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó:
- Giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ: Tổng doanh số ước đạt 11.661,99 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch năm, tăng 12,51% so với cùng kỳ năm 2017.
- Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng: ước đạt 337,86 tỷ đồng, đạt 100,02% so với kế hoạch năm, tăng 10,56% so với cùng kỳ năm 2017.
- Giá trị sản xuất Nông nghiệp - Thủy sản: ước đạt 286,86 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch năm và tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2017.
- Dân số huyện Nhà Bè năm 2015 là 139.226 người (Niên giám thống kê huyện Nhà Bè năm 2015) [16].
- Giải quyết việc làm cho 6.548 lượt lao động (2.908 lao động nữ), đạt 105,62% so với kế hoạch năm; trong đó có việc làm ổn định trong khu cơng nghiệp, dịch vụ là 3.437 lượt lao động (1.428 lao động nữ), đạt 114,57% so với kế hoạch năm.
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định, thông qua việc triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể, huyện Nhà Bè đã phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhà Bè nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.