Đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai tại huyện Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 105)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai tại huyện Nhà

Nhà Bè

2.4.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được

Thứ nhất: về thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Bộ thủ tục hành chính về đất đai được UBND Huyện công bố kịp thời, đảm bảo các quy định pháp luật đất đai, đáp ứng nhu cầu giải quyết hồ sơ hành chính và có mức chi phí phù hợp với người dân.

Các thủ tục hành chính về đất đai được công khai niêm yết tại trụ sở UBND huyện, các xã, thị trấn và đăng trên trang thông tin điện tử của Huyện. Bộ phận một cửa được bố trí phịng làm việc riêng, có đầy đủ cơ sở vật chất và phương tiện làm việc như máy tính, chương trình phần mềm tiếp nhận và trả kết quả, bàn làm việc và tiếp công dân, ghế ngồi chờ cho người dân; phần lớn bố trí các cán bộ, cơng chức có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm và trình độ chun mơn để giải quyết các công việc cho người dân.

Lĩnh vực đất đai là một trong những lĩnh vực luôn được doanh nghiệp và người dân quan tâm. Thời gian qua, sau khi Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội ban hành, Bộ Tài ngun và Mơi trường đã trình Chính phủ ban hành 6 Nghị định, đồng thời Bộ cũng đã phối hợp với các Bộ ngành có liên quan ban hành theo thẩm quyền 35 Thông tư và Thông tư liên tịch quy định chi tiết thi hành Luật đất đai trên

96

tinh thần cải cách TTHC theo hướng đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC của xã hội.

Với điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế xã hội của Huyện, trong những năm qua việc lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng trên địa bàn Huyện Nhà Bè đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Việc giải quyết TTHC về đất đai là một nội dung được UBND huyện Nhà Bè rất quan tâm và chú trọng. UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thực hiện TTHC. Các văn bản được ban hành dựa trên sự cụ thể hóa các văn bản của Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh.

Để thực hiện cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, huyện Nhà Bè đã chú trọng ban hành các kế hoạch. Hàng năm, UBND huyện đều ban hành kế hoạch cải cách hành chính, trong đó có nội dung cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Dựa trên kế hoạch, phòng Nội vụ đã phối hợp với Phịng Tài ngun - Mơi trường, Văn phòng ĐKĐĐ và Văn phòng UBND huyện đẩy nhanh và thực hiện nghiêm túc các nội dung cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.

Về mặt quản lý nhà nước của Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Thủ trưởng của Phòng Tài nguyên – Môi trường và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt pháp luật và các văn bản mới được quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phục vụ cho nhân dân tốt hơn, làm việc có hiệu quả hơn.

Việc rà soát, kiểm soát TTHC, đơn vị đã xây dựng kế hoạch và thực hiện định kỳ, giúp cho thủ trưởng cơ quan nắm bắt, giải quyết kịp thời, đúng quy định các yêu cầu chính đáng của dân, đến nay chưa phát hiện trường hợp đặt thêm quy định gây phiền hà cho tổ chức, công dân đến liên hệ.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân, Phịng đã thành lập các tổ, nhóm nhằm tuyên truyền những quy định mới về Luật Đất đai và

97

các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật này tại các xã và thị trấn với mong muốn nhân dân tiếp cận được với những quy định của pháp luật hiện hành.

- Về giải quyết thủ tục hành chính và các loại hình dịch vụ công về đất đai của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai:

Bước chuyển biến trong cải cách thủ tục hành chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân là sự ra đời của mơ hình VPĐKĐĐ một cấp. Đây được xem là đầu mối tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân mà khơng phải qua nhiều cửa như trước đây. Chất lượng thực hiện TTHC sau khi thành lập VPĐKĐĐ được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất do VPĐKĐĐ thành phố thường xuyên kiểm tra, quản lý, hướng dẫn các Chi nhánh VPĐKĐĐ thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Đồng thời, quy trình giải quyết, kiểm sốt hồ sơ từ khâu tiếp nhận đến việc luân chuyển giao đến từng cán bộ thụ lý giải quyết hồ sơ đã từng bước được chuẩn hoá. Điều này được minh chứng bằng kết quả giải quyết thủ tục hành chính, trả hồ sơ đúng hẹn, tỷ lệ hài lòng của người dân, giảm hồ sơ trả bổ sung hàng năm đều đạt chỉ tiêu đề ra.

Chi nhánh VPĐKĐĐ Nhà Bè bố trí cán bộ riêng để trực tiếp hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đất đai cho nhân dân khi đến giao dịch. Việc này đã tạo nên tính chuyên nghiệp trong giải quyết hồ sơ về đất đai bởi trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ đáp ứng được nhu cầu trong lĩnh vực này, góp phần nâng cao tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn, đạt kết quả tốt, hạn chế tình trạng hồ sơ bị trả bổ sung nhiều lần.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Nhận thức, tư duy về quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền chậm được đổi mới, thực thi cơng vụ còn có tư tưởng “xin – cho”; chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của cải cách TTHC để giải phóng mọi nguồn lực cho mục tiêu phát triển.

- Hiện nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng, ban hành được Luật về TTHC nói chung nhằm quy định chặt chẽ việc xây dựng, ban hành và thực hiện TTHC. Hơn nữa, công tác đánh giá cải cách TTHC ở nước ta chưa có những tiêu chí định lượng cụ thể. Do đó, rất khó xác định được kết quả cụ thể cải cách TTHC trong quản lý

98

đất đai. Một số văn bản còn chung chung, khó hiểu, khó áp dụng vào thực tiễn (đánh giá của 40% cán bộ trả lời phỏng vấn)

- Một số TTHC trong quản lý đất đai hiện nay còn thực hiện cắt khúc, trùng chéo, thiếu tính liên thơng và phối hợp trong thực hiện TTHC. Khi có nhu cầu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp còn phải đến nhiều đầu mối để thực hiện TTHC (bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cơ quan công chứng, cơ quan thuế, kho bạc). Việc thiếu chặt chẽ trong xây dựng và thực hiện TTHC là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tự do, tuỳ tiện của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các yêu cầu của công dân; tạo điều kiện cho tệ quan liêu, cửa quyền phát triển.

- Hệ thống dịch vụ hỗ trợ (các công ty tư vấn và dịch vụ mơi giới) thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai chưa phát triển, chưa tạo được niềm tin của cơng dân và thu phí cao nên số người đến yêu cầu thực hiện dịch vụ thấp. Vì vậy, đã gây áp lực cơng việc lên cơ quan nhà nước.

- Công dân chưa chủ động tìm hiểu quy định về thủ tục hành chính mình muốn thực hiện trước khi đến nơi tiếp nhận hồ sơ, phần lớn khi có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính thì cơng dân mới đến tìm hiểu và nhờ cán bộ hướng dẫn tư vấn, dẫn đến phải đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ do thiếu giấy tờ.

- Số hồ sơ trễ hẹn cịn chiếm đến 10% (đánh giá của cơng dân trả lời phỏng vấn).

- Cơng dân cịn phải đi đi lại nhiều lần và đến các cơ quan khác nhau để làm hồ sơ (22,5% chưa hài lòng đối với tiêu chí này).

- Chưa chuẩn hóa hết được trình độ chun mơn của cán bộ từ đại học trở lên và đúng với chuyên ngành đào tạo. 13,3% đã tốt nghiệp đại học nhưng đào tạo không đúng chuyên ngành quản lý đất đai; hệ đào tạo sau đại học mới có 1 người; 1 cán bộ mới học hết trung học phổ thơng. Vẫn cịn cơng dân cho rằng năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu trong giải quyết cơng việc.

- Tình trạng ln chuyển cán bộ địa chính cơ sở dẫn đến cán bộ thường xuyên phải làm quen công việc ở địa bàn mới.

- Cán bộ cập nhật thông tin pháp luật liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính cịn thụ động từ các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, đường công văn tại cơ quan, đơn vị hoặc báo cáo chun mơn định kỳ. Chưa có sự chủ động tìm hiểu trên các phương tiện thơng tin đại chúng, sách báo.

99

- Hình thức tuyên truyền pháp luật chưa đa dạng, chủ yếu trên cổng thông tin điện tử của địa phương, trong khi số người vào trang web còn hạn chế do nhiều lý do khác nhau.

- Số lượng hồ sơ cần giải quyết nhiều, lực lượng cán bộ mỏng, thời gian quy định ngắn nên gây áp lực cho cán bộ (đánh giá của 87% cán bộ trả lời phỏng vấn).

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chưa hồn thành. Việc ứng dụng cơng nghệ mới ở bước đầu, nên vẫn cị tình trạng quản lý văn bản dạng giấy là phổ biến

- Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật thì Văn phòng Đăng ký đất đai được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2015. Thẩm quyền của cơ quan này là tham mưu cho sở Tài nguyên và môi trường giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai cho người dân khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất và thực hiện cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận. Mục tiêu là xây dựng và quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu hành chính và cải cách thủ tục hành chính về đất đai. Tuy nhiên, thực tế từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh tại các huyện, thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho các hộ gia đình, cá nhân dài hơn so với thời gian giải quyết của UBND cấp huyện. Nguyên nhân là do phải tốn thêm thời gian luân chuyển hồ sơ qua đường bưu điện từ 4 đến 6 ngày.

- Bên cạnh đó, do chưa có quy chế phối hợp giữa Phịng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai nên trong công tác thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn như quản lý đất công, đấu giá quyền sử dụng đất, báo cáo kết quả đăng ký biến động đất đai, cung cấp thông tin đất đai, báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện... gặp nhiều khó khăn.

- Về các bước người dân phải thực hiện khi tham gia thủ tục đăng ký biến động GCN (chuyển quyền) là quá dài, người dân phải đi lại nhiều lần, liên hệ ở nhiều cơ quan khác nhau để hoàn thành được một TTHC. Cụ thể là đến 9 bước: Bước 1: Liên hệ UBND xã nơi có đất xác nhận vị trí nhà, đất (đối với những trường hợp có thu tiền lệ phí trước bạ nhà, đất); Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND Huyện; Bước 3: Liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nhận phiếu chuyển thông tin địa chính kèm giấy tờ cần thiết chuyển qua cơ quan thuế; Bước 4: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế Huyện; Bước 5: Sau 5 ngày làm việc, trở lại Chi cục Thuế nhận thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính; Bước 6: Nộp tiền tại

100

các Ngân hàng có liên kết với Kho bạc nhà nước; Bước 7: Nộp biên lai đóng tiền tại Chi cục Thuế để Chi cục Thuế xác nhận Phiếu báo đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính; Bước 8: Liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Huyện để nộp hồ sơ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính; Bước 9: Sau 5 ngày làm việc, liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Huyện để nhận kết quả.

101

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỞNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG Q UẢN LÝ ĐẤT

ĐAI TẠI HUYỆN NHÀ BÈ

3.1. Định hướng của việc đề xuất giải pháp

Một là: Rà sốt, cắt giảm và đơn giản hóa liên quan tới người dân, doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC về lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả các TTHC về lĩnh vực đất đai. Thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải trả khi giải quyết các TTHC về lĩnh vực đất đai tại cơ quan hành chính nhà nước.

Hai là: Cải cách chế độ công vụ, công chức, viên chức.

Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; thực hiện Đề án Đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của thành phố; hồn thiện chế độ tuyển dụng, bố trí, phân cơng nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức

Ba là: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong xử lý quy trình cơng việc, trong giao dịch với các tổ chức và cá nhân; xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính, tổ chức và cá nhân đáp ứng yêu cầu đơn giản, minh bạch và thuận tiện; cơng bố danh mục các dịch vụ hành chính cơng trên mơi trường mạng thông tin điện tử của thành phố.

3.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường cơng tác thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện Nhà Bè

Để tăng cường cơng tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai của huyện Nhà Bè tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể là:

3.2.1. Giải pháp về chính sách, pháp luật

Định hướng hoàn thiện, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai

- Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đất đai, trước mắt, cần hệ thống hoá các quy định pháp luật về quản lý đất đai, cung cấp thông tin nhằm tập

102

hợp, sắp xếp lại và loại bỏ những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, khơng có tính khả thi. Từ đó, xem xét xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật có tính thống nhất, rõ ràng, dễ thực hiện với giá trị pháp lý cao về ĐKĐĐ như pháp lệnh hoặc nghị định để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu điều chỉnh quan hệ.

- Nghiên cứu hướng tới ban hành quy định pháp luật về quản lý và cung cấp thơng tin: Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền lợi và xử lý trách nhiệm của các cơ quan cung cấp nguồn thông tin cho hệ thống, cơ quan quản lý và cung cấp dịch vụ thơng tin cho chủ thể có nhu cầu; quy định về giá trị pháp lý của thông tin theo từng hình thức cung cấp khác nhau.

- Trong công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, các cơ quan liên quan phải đảm bảo pháp luật khi đã được ban hành thì hiệu lực và việc đảm bảo hiệu lực pháp lý của nó phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Luật phải cụ thể nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)