Hàm lượng chất hữu cơ là một trong những thông số để đánh giá tốc độ phân hủy và độ ổn định của chất thải rắn. Hàm lượng chất hữu cơ trong thí nghiệm này biểu hiện
dưới dạng lượng chất rắn bay hơi (cháy được) khi nung ở nhiệt độ 5500C tới khối lượng không đổi [16].
Theo hình trên, có thể thấy rằng % chất hữu cơ tại thời điểm ban đầu khoảng 77,5%. Theo hình 3.4, % chất hữu cơ chưa ổn định. Tuy nhiên, có thể thấy % chất hữu cơ của chế độ B thấp hơn so với chế độ A và % chất hữu cơ của cả hai chế độ có xu hướng giảm dần theo thời gian. Cần có thời gian quan sát thêm mới có thể đánh giá chính xác hơn về tốc độ phân hủy của hai chế độ xử lý chất thải rắn là yếm khí và bán hiếu khí.
Căn cứ trên kết quả thực nghiệm về hàm lượng chất hữu cơ trong chất rắn, thấy rằng:
Vào thời điểm t = 0 có hàm lượng chất hữu cơ là C0 = 77,5 (%)
Vậy thời điểm t = t có hàm lượng chất hữu cơ cịn lại là Ct (%)
Tốc độ phân hủy chất hữu cơ theo thời gian tuân theo hàm bậc nhất:
dC/dt = kC dC/C = kdt
Lấy tích phân hai vế với C dao động trong khoảng (C0, Ct) và t dao động trong khoảng (t0, t), ta có biểu thức (1) hay còn gọi là phương trình động học bậc 1. Phương trình (1) dùng để dự báo lượng chất hữu cơ phân hủy theo thời gian:
Trong đó:
C0: hàm lượng chất hữu cơ ban đầu (%)
Ct: hàm lượng chất hữu cơ theo thời gian t (%)
t: thời gian (ngày)
k: hệ số (ngày-1)
Căn cứ vào các kết quả xác định thực nghiệm chất hữu cơ theo thời gian để tính tốn hệ số k, chọn kA = 0,0019 (ngày-1), kB = 0,0036 (ngày-1) (phụ lục 2.2a). Từ đó, áp dụng cơng thức (1) để tính tốn hàm lượng chất hữu cơ theo thời gian (theo phụ lục 2.2b). Hàm lượng chất hữu cơ được dự báo theo thời gian như sau: