Cơ sở áp dụng phương pháp hệ số tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích hệ số tương quan trong xử lý phân tích số liệu phổ gamma hàng không (Trang 35 - 37)

2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ TƯƠNG QUAN

2.1.2. Cơ sở áp dụng phương pháp hệ số tương quan

Hệ số tương quan có ý nghĩa tốn học là phản ánh mức độ quan hệ giữa hai đại lượng. Khi hai đại lượng X, Y có mối quan hệ càng chặt chẽ thì giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan càng lớn (tiến dần tới 1). Và ngược lại, Khi X, Y có quan hệ khơng chặt thì giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan càng tiến gần tới 0.

Vậy khi sử dụng hệ số tương quan trong tài liệu phổ gamma hàng khơng thì có được các nhận định về đặc điểm phân bố của trường phóng xạ tự nhiên.

Nếu sử dụng hệ số tương quan để phản ánh đặc điểm phân bố của trường phóng xạ tự nhiên của các nguyên tố U, Th, K có thể thấy:

- Khi trường phóng xạ tự nhiên của 2 nguyên tố X, Y (X,Y=U, Th, K) phân bố trong đất đá một cách bình thường (phản ánh điều kiện địa chất đồng nhất) thì quan hệ giữa chúng sẽ là quan hệ chặt chẽ, vì vậy giá trị của hệ số tương quan |R| sẽ lớn (tiến gần tới 1).

- Khi ít nhất 1 trong hai nguyên tố (hoặc cả 2 nguyên tố) phân bố một các bất thường và mang tính chất cục bộ (phản ánh điều kiện địa chất khơng đồng nhất) thì mối quan hệ giữa các nguyên tố này bị phá vỡ (quan hệ khơng chặt, hoặc khơng quan hệ) và điều đó dẫn tới hệ số tương quan có giá trị nhỏ (tiến gần tới 0)

Như vậy, hệ số tương quan có giá trị càng lớn thì càng khẳng định đặc điểm phân bố trường bình thường (Điều kiện địa chất ổn định) và ngược lại. Điều đó cho thấy hồn tồn có thể sử dụng hệ số tương quan hàm lượng các nguyên tố để nghiên cứu đặc điểm phân bố các trường phóng xạ tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích hệ số tương quan trong xử lý phân tích số liệu phổ gamma hàng không (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)