amoni (Laterit, bentonit, diatomit, pyrolusit…) trong môi trường nước.
Trần Hồng Côn và các cộng sự đã sử dụng nano MnO2-FeOOH và nano MnO2 mang trên laterit biến tính nhiệt để xử lý amoni với tải trọng hấp phụ cực đại là 2,48mg/g (đối với MnO2-FeOOH), thời gian đạt cân bằng hấp phụ là trong 4 giờ và 21,4 mg/g (với nano MnO2), thời gian đạt cân bằng hấp phụ là trong 3 giờ [18].
Trên thế giới, một số phương pháp xử lý amoni đã được áp dụng như phương pháp làm thoáng để khử NH3 ở môi trường pH cao (pH = 10 -11), clo hóa trong nước, trao đổi ion NH4+ với NO3- bằng vật liệu trao đổi Klynoptilolyle hay Sepiolite. Tuy nhiên, phương pháp này có giới hạn về ngưỡng hấp phụ của nhựa trao đổi ion, giá thành cao. Lọc sinh học cũng là một phương pháp hiệu quả trong việc loại bỏ amoni, tuy nhiên chi phí cao trong chế tạo các bộ lọc, có rủi ro cao về an toàn trong quá trình xử lý tiếp theo. Ở ngưỡng nồng độ cao hơn 10 - 20mg NH4+/L, vẫn chưa tìm được giải pháp cơng nghệ tối ưu [7].
Hiện nay xu hướng sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên (bentonit, zeolit, laterit,...), giá thành thấp để xử lý amoni nhưng hiệu suất xử lý chưa cao, nhưng sau biến tính vật liệu này đã nâng cao được hiệu quả xử lý. Tác giả A.Mažeikiene và cộng sự (2010) đã nghiên cứu xử lý ionamonitừnước uốngbằngzeolit(clinoptilolite) tự nhiên. Hiệu quả xử lý amoni đạt 84% [22]. Biến tính của zeolite với silic và carbon (SCMZ) có thể xử lý được 0,115mg/g amoni ở pH=7, tốc độ lọc 10m/h[33]. NaCl - zeolit biến tính cho hiệu quả xử lý rất lớn từ 10-4000 mg/g theo nồng độ amoni khác nhau tại pH = 3,4 - 11,1 [49] hay sử dụng zeolit 13X bằng phương pháp khuấy trộn cũng loại bỏ amoni khoảng 0,5g/100ml ở pH=7, to =23oC, tốc độ khuấy 150rpm, thời gian khuấy trộn 30 phút [19]. Sử dụng zeolit tự nhiên, hiệu suất loại bỏ NH4+ là 4,2mg/g, nhưng kết hợp với than hoạt tính thì hiệu suất tăng lên 5,72mg NH4+/g [21]. R.A.D.Tilaki (2012) đã dùng bentonit sau khi xử lý bằng NaOH cho hiệu quả loại bỏ amoni là 25-45% và 25-50% [36].