Bản đồ phân bố các bãi đặc sản vùng biển Tiên Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững vịnh tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 43)

Ghi chú:

Nguồn: [17]

2.2.2. Đặc điểm môi trường và tai biến

2.2.2.1. Hiện trạng môi trường vịnh Tiên yên

Trên khu vực vịnh Tiên Yên có một số hoạt động có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường ở quy mô nhỏ, các nguồn này được đánh giá sơ bộ như sau: chất thải của nhà máy (nhà máy giấy trên địa phận xã Tiên Lãng), hoá chất bảo vệ thực vật

dùng trong sản xuất nông nghiệp, dư lượng chất hữu cơ và kháng sinh trong nuôi trồng thủy, hải sản ven bờ…. Ngồi ra, trong các khu vực mà ni trồng thuỷ sản đang phát triển rầm rộ như xã Hải Lạng và Đồng Rui, hoạt động NTTS có thể gây ra sự phá huỷ của các thảm thực vật như RNM làm thoái hoá chất lượng môi trường, bản thân các hoạt động ni trồng thuỷ sản có thể tự gây ơ nhiễm do các hoá chất thải từ các hoạt động cho ăn, sự bài tiết và sự chết của các loài sinh vật có thể làm ơ nhiễm tới các nguồn nước.

Bên cạnh đó, các yếu tố tự nhiên như thành phần đá gốc, hoạt động phong hoá, bào mịn, sự cung cấp khống chất từ các sông, suối, các nguồn nước ngầm, biển,... cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của mơi trường nước, trầm tích một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra khu vực có nguy cơ ơ nhiễm As, Pb và chất hữu cơ [17]. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực vịnh gần đây đã cho thấy môi trường khu vực vẫn chỉ ở mức độ nguy cơ ô nhiễm nguyên tố vi lượng chưa có biểu hiện ơ nhiễm [18][22].

2.2.2.2. Tai biến thiên nhiên

Trên khu vực nghiên cứu có chịu ảnh hưởng của một số loại hình tai biến như tai biến khí tượng cụ thể là bão có kèm theo lũ lụt, tai biến xói lở, bồi tụ và dâng cao mực nước biển.

Bão

Khu vực vịnh Tiên Yên trung bình mỗi năm chịu ảnh hưởng của 5 - 6 cơn bão, trên thực tế có năm số cơn bão lên đến 9 - 10 cơn. Tháng có tần suất xuất hiện bão cao nhất là tháng 7 và tháng 8. Bão đổ bộ gây mưa to, gió lớn (nhiều nơi tốc độ gió lên đến trên 20 m/s, đạt cực đại tới 45 m/s), sóng cao làm dâng nước ở các cửa sơng, gây ngập úng các vùng canh tác có giá trị cũng như khu vực định cư của dân đặc biệt là các xã ven biển thuộc huyện Tiên Yên, Đầm Hà và Hà Cối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tai biến nhiễm mặn trong khu vực nghiên cứu. Lượng mưa trong đợt bão đổ bộ trung bình đạt trên 200 mm, có ngày đạt 450 mm và kéo dài từ 3 - 4 ngày, thậm chí 6 - 7 ngày. Cùng với địa hình dốc, hệ thống sơng suối dày đặc làm tăng nguy cơ xảy ra lũ lụt trong vùng nghiên cứu. Sự

tàn phá do gió to, mưa lớn và các hiện tượng đi kèm như nước dâng và lũ lụt nên các cơn bão thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động sản xuất và tính mạng của người dân. Bên cạnh đó, nó cịn để lại nhiều hậu quả xấu cho mơi trường như dịch bệnh, suy giảm nguồn lợi tài nguyên và chất lượng môi trường.

Lũ lụt

Nguyên nhân dẫn đến lũ lụt ở Tiên Yên chủ yếu là do yếu tố tự nhiên quyết định: đặc điểm địa hình, địa mạo; thời tiết khắc nghiệt với lượng mưa cao. Vào những ngày mưa, các hoạt động kinh tế đặc biệt là giao thông vận tải, du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nơng nghiệp bị trì trệ. Bên cạnh đó, việc chặt phá rừng đầu nguồn làm nương rẫy xảy ra trong mấy năm trở lại đây đã làm tăng lưu lượng và tốc độ dịng chảy mỗi khi có mưa làm các xã ven biển thuộc các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên bị ngập lụt;

nạn chặt phá RNM ở Tiên Yên cũng là một tác nhân gia tăng lũ lụt đặc biệt là khi nước nguồn đổ về kết họp với triều cường. Vào những năm của thập kỷ 90, hàng ngàn ha RNM đã bị tàn phá vì nhiều mục đích như đắp đầm NTTS, khai thác cây làm củi đun, đẽo vỏ cây làm lưới chài...

Trận lũ gần đây nhất là vào tháng 5/2011, cả huyện Tiên Yên có 10 xã bị chìm trong nước. Khu vực ngã ba Yên Than có 3 tuyến quốc lộ lớn là 18A đi cửa khẩu Móng Cái bị ngập lụt trong thời gian dài. Khoảng 800 ngôi nhà thuộc các xã Tiên Lãng, Yên Than, Hải Lạng và thị trấn Tiên Yên bị ngập trong nước lũ sâu 1 - 2 m. Đê sông đoạn Chẻ Mùi (thôn Hà Tràng Đông, xã Đông Hải) bị lũ tràn qua 1,2 m. Trên 90 % đường giao thông ở thị trấn Tiên Yên ngập nước. 650 ha đầm NTTS chủ yếu ở khu vực Hải Lạng bị nước lũ tràn vào.

Hình 2. 14. Lũ lụt ở thị trấn Tiên Yên (5/2011)

Xói lở

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, vùng cửa sông Tiên Yên là vùng sụt lún hiện đại và khu vực các đảo diễn ra q trình nâng kiến tạo, là vùng có hoạt động thủy triều mạnh [17]. Bên cạnh đó, địa hình bờ khu vực nghiên cứu có đặc điểm phức tạp, thể hiện ở chỗ có nhiều cửa sơng chia cắt, thành tạo rắn chắc xen kẽ thành tạo bở rời nên các đoạn bờ bị xói lở phân bố rải rác dọc theo đường bờ biển. Những khu vực xói lở diễn ra mạnh nhất là những đoạn đường bờ thuộc xã Quảng Điền (Hải Hà) và xã Đầm Hà. Tốc độ xói lở tại khu vực này tương đối cao, trung bình là 5 mm/năm. Trong vòng 60 năm (1936 - 1993), khu vực này đã mất 192 ha đất do xói lở. Xói lở gây hậu quả làm mất quỹ đất, phá hủy, làm sập đổ các cơng trình nhân sinh như kè đá chắn sóng; đập, đê biển và đảo ảnh hưởng lớn đến ổn định đời sống, phát triển kinh tế của người dân trong khu vực; làm mất diện tích RNM đe dọa đến suy giảm ĐDSH, ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường vùng vịnh. Theo kết quả thống kê, từ trước 1995 đến sau 2003 diện tích cỏ biển đã giảm đi nhiều (Bảng2.3).

Bảng 2.3. Sự suy giảm diện tích thảm cỏ biển vịnh Tiên Yên

STT Bãi Cỏ Diện tích bãi

cỏ trước 1995 Diện tích bãi cỏ sau 2003 Diện tích bãi cỏ 2009-2010 1 Vụng Hà Cối 1.200 150 150 2 Bãi Đầm Hà 80 2 80

Nguồn: Cục bảo tồn đa dạng sinh học, 2011

Bồi tụ

Quá trình bồi tụ một mặt làm tăng thêm quỹ đất tự nhiên, mặt khác gây biến động luồng lạch tại các vùng cửa sông, cảng biển làm cản trở cho tàu thuyền đi lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến bồi tụ, điển hình là chế độ thủy văn, hải văn, chế độ gió, đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo, hoạt động kiến tạo và hoạt động nhân sinh. Trong khu vực vịnh Tiên Yên, chế độ hải văn, địa hình phức tạp và hoạt động kiến tạo hiện đại là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bồi tụ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, vùng cửa sông Tiên Yên là vùng sụt lún hiện đại và khu vực các đảo diễn ra quá trình nâng kiến tạo làm cho vùng biển Tiên Yên có hoạt động thủy triều mạnh. Khi triều cường, nước biển dâng cao, bị dồn nén bởi hệ thống

đê kè và đặc biệt là hệ thống đảo bao quanh nên khi triều rút, động năng dòng chảy rất lớn. Cùng với quá trình triều rút, các vật liệu trầm tích được vận chuyển, lắng đọng ở khu vực cửa sông và các đảo ngầm gây ra hiện tượng bồi tụ. Trong vùng nghiên cứu, bồi tụ xảy ra ở một số khá phổ biến ở khu vực cửa sông như cửa sông thuộc xã Đông Ngũ, vụng Đài Chuối, xung quanh bãi Chương Cả, lạch Tiên Yên, phía tây nam đảo Vạn Vược và khu vực hịn Cái Khiên. Do q trình bồi tụ, một bộ phận RNM chuyển thành bãi bùn gian triều. Từ năm 1964 – 1996, tốc độ bồi tụ vùng cửa sông Đầm Hà – Hà Cối khoảng 2 – 6 m/năm, trung bình 4,5 m/năm

Dâng cao mực nước biển do biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong đó có khu vực vịnh Tiên Yên – Quảng Ninh. Dưới tác động của hiện tượng nước biển dâng, các xã ven biển tại khu vực nghiên cứu bị thu hẹp diện tích đất. Với kịch bản dâng cao mực nước biển 0,5 m, thời gian xảy ra sớm nhất là năm 2060 thì tổng diện tích đất các xã ven biển bị ảnh hưởng là 0,96 km2. Khi mực nước biển dâng 100 cm vào năm 2100 thì diện tích các xã ven

biển bị ảnh hưởng là 2,25 km2, chiếm 6,15 % tổng diện tích, xã Đại Bình bị ảnh hưởng nhất. Nước biển dâng, làm thu hẹp diện tích đất tự nhiên, đồng thời ảnh hưởng đến sinh kế, các hoạt động kinh tế, xã hội của người dân ven biển.

Bảng 2.4. Tác động của nước biển dâng đến diện tích đất tự nhiên các xã ven biển khu vực vịnh Tiên Yên

Huyện Diện tích tự nhiên (km2) Diện tích bị ảnh hưởng (km2) Tỷ lệ (%) Hải Hà 50 cm 100 cm 50 cm 100 cm Đường Hoa 43,16 0,027 0,05 0,06 0,11 Quảng Phong 77,29 0,115 0,219 0,14 0,28 Quảng Điền 30,77 0,027 0,061 0,08 0,19 Quảng Trung 2,73 0,0003 0,0013 0,01 0,04 Phú Hải 15,54 0,017 0,033 0,1 0,21 Quảng Minh 28,09 0,009 0,02 0,03 0,07 Cái Chiên 155,94 0,058 0,067 0,03 0,04 Đầm Hà Đại Bình 28,72 0,253 0,51 0,83 1,68

Đầm Hà 53,44 0,077 0,155 0,25 0,52 Tân Bình 41,12 0,038 0,077 0,08 0,16 Tiên Yên Hải Lạng 60,65 0,020 0,039 0,03 0,06 Tiên Lãng 27,72 0,119 0,452 0,69 1,57 Đông Ngũ 53,44 0,105 0,24 0,19 0,44 Đông Hải 41,12 0,090 0,321 0,21 0,78 Tổng 0,96 2,25 2,73 6,15

Nguồn: Nguyễn Văn Vượng, 2010

2.2.3. Lập sơ đồ hiện trạng tài nguyên, môi trường, hoạt động kinh tế trên vùng biển vịnh Tiên Yên trên vùng biển vịnh Tiên Yên

Chồng chập các lớp bản đồ đã thu thập được (mục 2.2.1) có số hóa bổ sung bằng phần mềm Mapinfo 9.5 thành hai hệ thống sơ đồ: Hiện trạng tài nguyên vịnh Tiên Yên và Hiện trạng và dự báo tai biến vịnh Tiên Yên.

a. Sơ đồ hiện trạng tài nguyên vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh gồm các lớp thơng tin về tài ngun chính có giá trị: lớp bản đồ phân bố hệ sinh thái ngập mặn

và hệ sinh thái cỏ biển, lớp bản đồ phân bố các bãi đặc sản vùng biển, ngư trường khai thác, đất ngập nước (Hình 2.15).

b. Sơ đồ hiện trạng tai biến vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh: Lớp tai biến địa

hóa, xói lở, bồi tụ, nước biển dâng (Hình 2.16) Qua đó, có một số nhận xét như sau:

*Những thuận lợi do điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường mang lại trên khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu có các HST độc đáo (RNM, ĐNN…), ĐDSH cao, là nơi chứa đựng nguồn gen phong phú đặc biệt là các loài thủy, hải sản có giá trị cao như sá sùng, sị huyết, …; có tiềm năng diện tích mặt nước, bãi triều rộng lớn thuận lợi cho hoạt động NTTS, các lồi hải sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao đang được ni chính như: tơm he, tơm rảo, tơm sú, cua và nuôi trên bãi triều như ngao, ngán, sị…

Bên cạnh đó, nhờ có vị trí giáp biển khu vực thuận lợi cho phát triển ngư nghiệp, giao thông biển và là một trong những vị trí chiến lược đảm bảo an ninh

quốc phịng. Quanh vịnh có hệ thống đảo che giúp cho vịnh tương đối kín có thể xây dựng cảng biển, âu thuyền là nơi tránh trú bão neo đậu cho tàu thuyền…

Môi trường tự nhiên trong vịnh hiện tại vẫn còn sạch chưa bị ô nhiễm do chất thải của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và sinh hoạt đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch xanh.

Biên độ thủy triều lớn nên khả năng trao đổi nước giữa các khu vực tương đối dễ dàng, thuận tiện cho việc lấy nước vào đầm nuôi thủy sản cũng như đồng hóa các chất gây ơ nhiễm.

* Những khó khăn do điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường mang lại trên khu vực nghiên cứu

Khu vực có lợi thế về hoạt động NTTS song lại có mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ hạ thấp đột ngột, kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong NTTS, mùa mưa có lượng mưa lớn (chiếm hơn 75% lượng mưa cả năm) dễ gây hiện tượng ngọt hố đột ngột nguồn nước có thể gây chết các đối tượng nuôi trồng trên bãi triều hoặc vùng nước ven biển. Địa hình đường bờ phân cắt mạnh, độ dốc của sông suối lớn.

2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực

2.3.1. Dân cư

Dân số khu vực nghiên cứu năm 2011 là 134,7 nghìn người, mật độ trung bình 92 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm 88,3% và tập trung đông ở khu vực thị trấn và các trục đường quốc lộ, gần khu du lịch, vùng cửa sơng. Huyện Đầm Hà có mật độ dân số cao nhất trong khu vực nghiên cứu là 112 người/km2. Trong đó, một số xã có mức độ tập trung cao như: thị trấn Đầm Hà (1734 người/km2). Khu vực có mật độ dân số thấp như: xã đảo Cái Chiên (3 người/km2), xã Hải Lạng (66,3 người/km2), xã Đồng Rui (43 người/km2), xã Tiên Lãng (1,24 người/ha),…

Bảng 2.5. Diện tích, dân số các huyện khu vực vịnh Tiên Yên năm 2011

Huyện Diện tích (Km2) Dân số (Nghìn người) Mật độ dân số (Người/km2)

Tiên Yên 647,9 45,9 71

Đầm Hà 310,2 34,8 112

Hải Hà 513,9 54,0 105

Tổng 1472,0 134,7 92

Nguồn: [6]

Về cơ cấu theo giới tính, các huyện trong khu vực nghiên cứu có tỷ lệ nam cao hơn nữ. Ước tính năm 2011, tỷ lệ nam và nữ là 51,6% nam và 48,4% nữ, cứ 106 bé trai mới có 100 bé gái. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của vùng. Tuy nhiên cũng tạo ra sức ép lớn về việc làm và đất ở cũng như đào tạo nghề nghiệp, tiếp thu khoa học công nghệ. Lao động của cả 3 huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên đều có đặc điểm chung là tập trung chủ yếu trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Bảng 2.6. Cơ cấu dân số khu vực nghiên cứu phân theo giới tính năm 2011

Huyện

Tổng Chia theo khu vực

Chia theo giới tính (nghìn người)

Thành thị Nông thôn Nam Nữ

Tiên Yên 43.683 7.216 36.467 23.7 22.2

Đầm Hà 32.694 5.987 26.707 18.2 16.6

Hải Hà 51.306 6.010 45.296 27.6 26.4

Tổng 19.213 108.470 69.5 65.2

Tốc độ phát triển đô thị ở địa phận ba huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên tương đối thấp. Các huyện này chủ yếu phát triển ở các khu dân cư nông thôn, với ngành sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; đời sống nhân dân cịn khó khăn, chưa được tiếp cận nhiều với các phúc lợi xã hội. Hiện nay, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực này đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm và chưa đồng bộ, chưa có sự quản lý chặt chẽ nên mức độ phát triển chưa cao.

2.3.2. Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản

Các huyện thuộc khu vực nghiên cứu có nhiều tiềm năng, thế mạnh về thủy, hải sản. Và thực tế cho thấy trong nhiều năm nay, nhân dân các địa phương đã biết khai thác lợi thế để xố đói, giảm nghèo, làm giàu cho gia đình và góp phần ổn định xã hội. Sản lượng thủy sản toàn khu vực tăng qua các năm, đến năm 2011 đạt 21,3 nghìn tấn so với năm 2009 tăng gần 14%, trong đó huyện Hải Hà có sản lượng cao nhất đạt 13,7 nghìn tấn (Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Sản lượng thủy sản khu vực vịnh Tiên Yên các năm

(Đơn vị: nghìn tấn) Huyện 2005 2007 2009 2011 Tiên Yên 1,6 2 2,2 2,4 Đầm Hà 2,7 3,7 4,2 5,2 Hải Hà 8,9 10 12,3 13,7 Tổng 13,2 15,7 18,7 21,3 Nguồn: [6]

Năm 2011, sản lượng khai thác của 3 huyện là 11,9 nghìn tấn. Chỉ tính riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững vịnh tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)