Sự suy giảm diện tích thảm cỏ biển vịnh Tiên Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững vịnh tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 52)

STT Bãi Cỏ Diện tích bãi

cỏ trước 1995 Diện tích bãi cỏ sau 2003 Diện tích bãi cỏ 2009-2010 1 Vụng Hà Cối 1.200 150 150 2 Bãi Đầm Hà 80 2 80

Nguồn: Cục bảo tồn đa dạng sinh học, 2011

Bồi tụ

Quá trình bồi tụ một mặt làm tăng thêm quỹ đất tự nhiên, mặt khác gây biến động luồng lạch tại các vùng cửa sông, cảng biển làm cản trở cho tàu thuyền đi lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến bồi tụ, điển hình là chế độ thủy văn, hải văn, chế độ gió, đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo, hoạt động kiến tạo và hoạt động nhân sinh. Trong khu vực vịnh Tiên Yên, chế độ hải văn, địa hình phức tạp và hoạt động kiến tạo hiện đại là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bồi tụ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, vùng cửa sông Tiên Yên là vùng sụt lún hiện đại và khu vực các đảo diễn ra quá trình nâng kiến tạo làm cho vùng biển Tiên Yên có hoạt động thủy triều mạnh. Khi triều cường, nước biển dâng cao, bị dồn nén bởi hệ thống

đê kè và đặc biệt là hệ thống đảo bao quanh nên khi triều rút, động năng dòng chảy rất lớn. Cùng với quá trình triều rút, các vật liệu trầm tích được vận chuyển, lắng đọng ở khu vực cửa sông và các đảo ngầm gây ra hiện tượng bồi tụ. Trong vùng nghiên cứu, bồi tụ xảy ra ở một số khá phổ biến ở khu vực cửa sông như cửa sông thuộc xã Đông Ngũ, vụng Đài Chuối, xung quanh bãi Chương Cả, lạch Tiên Yên, phía tây nam đảo Vạn Vược và khu vực hịn Cái Khiên. Do q trình bồi tụ, một bộ phận RNM chuyển thành bãi bùn gian triều. Từ năm 1964 – 1996, tốc độ bồi tụ vùng cửa sông Đầm Hà – Hà Cối khoảng 2 – 6 m/năm, trung bình 4,5 m/năm

Dâng cao mực nước biển do biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong đó có khu vực vịnh Tiên Yên – Quảng Ninh. Dưới tác động của hiện tượng nước biển dâng, các xã ven biển tại khu vực nghiên cứu bị thu hẹp diện tích đất. Với kịch bản dâng cao mực nước biển 0,5 m, thời gian xảy ra sớm nhất là năm 2060 thì tổng diện tích đất các xã ven biển bị ảnh hưởng là 0,96 km2. Khi mực nước biển dâng 100 cm vào năm 2100 thì diện tích các xã ven

biển bị ảnh hưởng là 2,25 km2, chiếm 6,15 % tổng diện tích, xã Đại Bình bị ảnh hưởng nhất. Nước biển dâng, làm thu hẹp diện tích đất tự nhiên, đồng thời ảnh hưởng đến sinh kế, các hoạt động kinh tế, xã hội của người dân ven biển.

Bảng 2.4. Tác động của nước biển dâng đến diện tích đất tự nhiên các xã ven biển khu vực vịnh Tiên Yên

Huyện Diện tích tự nhiên (km2) Diện tích bị ảnh hưởng (km2) Tỷ lệ (%) Hải Hà 50 cm 100 cm 50 cm 100 cm Đường Hoa 43,16 0,027 0,05 0,06 0,11 Quảng Phong 77,29 0,115 0,219 0,14 0,28 Quảng Điền 30,77 0,027 0,061 0,08 0,19 Quảng Trung 2,73 0,0003 0,0013 0,01 0,04 Phú Hải 15,54 0,017 0,033 0,1 0,21 Quảng Minh 28,09 0,009 0,02 0,03 0,07 Cái Chiên 155,94 0,058 0,067 0,03 0,04 Đầm Hà Đại Bình 28,72 0,253 0,51 0,83 1,68

Đầm Hà 53,44 0,077 0,155 0,25 0,52 Tân Bình 41,12 0,038 0,077 0,08 0,16 Tiên Yên Hải Lạng 60,65 0,020 0,039 0,03 0,06 Tiên Lãng 27,72 0,119 0,452 0,69 1,57 Đông Ngũ 53,44 0,105 0,24 0,19 0,44 Đông Hải 41,12 0,090 0,321 0,21 0,78 Tổng 0,96 2,25 2,73 6,15

Nguồn: Nguyễn Văn Vượng, 2010

2.2.3. Lập sơ đồ hiện trạng tài nguyên, môi trường, hoạt động kinh tế trên vùng biển vịnh Tiên Yên trên vùng biển vịnh Tiên Yên

Chồng chập các lớp bản đồ đã thu thập được (mục 2.2.1) có số hóa bổ sung bằng phần mềm Mapinfo 9.5 thành hai hệ thống sơ đồ: Hiện trạng tài nguyên vịnh Tiên Yên và Hiện trạng và dự báo tai biến vịnh Tiên Yên.

a. Sơ đồ hiện trạng tài nguyên vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh gồm các lớp thơng tin về tài ngun chính có giá trị: lớp bản đồ phân bố hệ sinh thái ngập mặn

và hệ sinh thái cỏ biển, lớp bản đồ phân bố các bãi đặc sản vùng biển, ngư trường khai thác, đất ngập nước (Hình 2.15).

b. Sơ đồ hiện trạng tai biến vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh: Lớp tai biến địa

hóa, xói lở, bồi tụ, nước biển dâng (Hình 2.16) Qua đó, có một số nhận xét như sau:

*Những thuận lợi do điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường mang lại trên khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu có các HST độc đáo (RNM, ĐNN…), ĐDSH cao, là nơi chứa đựng nguồn gen phong phú đặc biệt là các lồi thủy, hải sản có giá trị cao như sá sùng, sị huyết, …; có tiềm năng diện tích mặt nước, bãi triều rộng lớn thuận lợi cho hoạt động NTTS, các lồi hải sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao đang được ni chính như: tơm he, tơm rảo, tôm sú, cua và nuôi trên bãi triều như ngao, ngán, sị…

Bên cạnh đó, nhờ có vị trí giáp biển khu vực thuận lợi cho phát triển ngư nghiệp, giao thông biển và là một trong những vị trí chiến lược đảm bảo an ninh

quốc phịng. Quanh vịnh có hệ thống đảo che giúp cho vịnh tương đối kín có thể xây dựng cảng biển, âu thuyền là nơi tránh trú bão neo đậu cho tàu thuyền…

Môi trường tự nhiên trong vịnh hiện tại vẫn còn sạch chưa bị ô nhiễm do chất thải của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và sinh hoạt đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch xanh.

Biên độ thủy triều lớn nên khả năng trao đổi nước giữa các khu vực tương đối dễ dàng, thuận tiện cho việc lấy nước vào đầm nuôi thủy sản cũng như đồng hóa các chất gây ơ nhiễm.

* Những khó khăn do điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường mang lại trên khu vực nghiên cứu

Khu vực có lợi thế về hoạt động NTTS song lại có mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc, nhiệt độ hạ thấp đột ngột, kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong NTTS, mùa mưa có lượng mưa lớn (chiếm hơn 75% lượng mưa cả năm) dễ gây hiện tượng ngọt hố đột ngột nguồn nước có thể gây chết các đối tượng ni trồng trên bãi triều hoặc vùng nước ven biển. Địa hình đường bờ phân cắt mạnh, độ dốc của sông suối lớn.

2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực

2.3.1. Dân cư

Dân số khu vực nghiên cứu năm 2011 là 134,7 nghìn người, mật độ trung bình 92 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm 88,3% và tập trung đông ở khu vực thị trấn và các trục đường quốc lộ, gần khu du lịch, vùng cửa sơng. Huyện Đầm Hà có mật độ dân số cao nhất trong khu vực nghiên cứu là 112 người/km2. Trong đó, một số xã có mức độ tập trung cao như: thị trấn Đầm Hà (1734 người/km2). Khu vực có mật độ dân số thấp như: xã đảo Cái Chiên (3 người/km2), xã Hải Lạng (66,3 người/km2), xã Đồng Rui (43 người/km2), xã Tiên Lãng (1,24 người/ha),…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững vịnh tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)