CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 2.2 Mục tiêu hồn thổ phục hồi mơi trường
1.2.4. Hồn thổ phục hồi mơi trường và phát triển bền vững
Khai thác và chế biến khoáng sản thường chiếm dụng những diện tích đất hữu ích rất lớn để làm khai trường, bãi thải đất đá, hồ thải quặng đuôi và các cơng trình phụ trợ khác. Những khu vực này nếu khơng hồn thổ phục hồi
môi trường sẽ bị suy thối và hoang hố, gây ảnh hưởng mơi trường, tác động xấu đến việc sản xuất và sức khoẻ của cộng đồng, tạo ra vấn đề khó khăn về trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan quản lý, đối với các cơng ty khai thác khống sản và cuối cùng làm giảm uy tín của chính ngành khai thác khống sản. Hơn nữa, việc tiếp cận nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng gắn liền với uy tín của ngành và của bản thân từng công ty [26].Các q trình đóng cửa mỏ và hồn thổ phục hồi mơi trường một cách hiệu quả và thỏa đáng trở thành yếu tố tiên quyết đối với khả năng xây dựng những dự án mới của một cơng ty. Do đó, nhiều nước đã xây dựng một loạt các khung chính sách phát triển bền vững cho ngành khai thác khống sản. Hiện nay, những chính sách này đang trở thành động lực để cải thiện phương thức hoạt động, thể hiện sự cam kết của ngành đối với vấn đề phát triển bền vững.
Khơng nên cho rằng mục tiêu của tồn bộ q trình hồn thổ phục hồi mơi trường là tìm cách tái tạo hệ sinh thái tự nhiên gần giống như hệ sinh thái đã tồn tại trước khi khai thác mỏ. Tại những khu vực xa xôi hẻo lánh việc biến các khu vực đã khai thác xong trở lại một hệ sinh thái tự nhiên ổn định thường là lựa chọn được ưa chuộng. Điều này sẽ tạo ra hình thức sử dụng đất cuối cùng với ít yêu cầu bảo dưỡng với ít chi phí để kiểm soát phát sinh ơ nhiễm có thể xảy ra từ khu mỏ. Tại những khu vực tập trung đơng dân cư hơn, sẽ có nhiều hình thức sử dụng đất hơn để lựa chọn [26]. Ở đó những phần đất khác nhau của khu mỏ có thể được sử dụng cho nơng nghiệp, cơng nghiệp, du lịch hoặc các hoạt động cộng đồng khác địi hỏi cần phải có một sự quản lý liên tục. Điều quan trọng là phải hình thành ngay từ đầu năng lực lâu dài để thực hiện những hoạt động này. Nếu khơng có một cam kết dài hạn và các nguồn lực phù hợp để thực hiện, các chương trình hồn thổ phục hồi mơi trường khó có thể thu được kết quả như mong đợi.
- Các yêu cầu về điều tiết
chọn để hồn thổ phục hồi mơi trường. Những điều bắt buộc này có thể xuất hiện trong các kế hoạch sử dụng đất của khu vực. Thí dụ nếu một khu vực được dành cho hệ thống dịng chảy thì sẽ có những vấn đề có liên quan cần được nghiên cứu như: Nó có thể ngăn cản hình thức thâm canh do nguy cơ thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón có thể thẩm thấu và làm ô nhiễm hệ thống dòng chảy này của địa phương. Nếu bao quanh khu mỏ là các hệ sinh thái tự nhiên, việc áp dụng mơ hình ni cá thâm canh có thể đe dọa tới các lồi cá bản xứ sinh sống trong các dịng chảy xung quanh...
Khi xây dựng các yêu cầu điều tiết này nên có sự tham gia đóng góp xây dựng của nhân dân trong vùng. Điều này có thể đem lại cơ hội cho việc hợp tác với cộng đồng vì lợi ích tương đồng của dự án, vì những điều tiết cần thiết và quyền lợi của cộng đồng.
- Các giới hạn về các đặc điểm tự nhiên
Các thuộc tính về các đặc điểm tự nhiên của một khu mỏ đặt ra những giới hạn cuối cùng mà theo đó chương trình hồn thổ phục hồi môi trường phải đạt được. Có thể có những vùng khơng có khả năng tái thiết lập lại một số loại thực vật, ví dụ như rừng nhiệt đới hoặc rừng rậm ẩm, nếu khu mỏ đó thiếu các điều kiện cần thiết (như mưa rừng và nhiệt độ ấm). Điều đó có thể do chế độ khí hậu bình thường của khu mỏ, do những q trình biến đổi khí hậu hoặc do tác động trực tiếp của hoạt động khai thác mỏ. Điều cần thiết là phải xác định được các giới hạn về các đặc điểm tự nhiên càng sớm càng tốt.
Một số các giới hạn về các đặc điểm tự nhiên chủ chốt cần cân nhắc trong quá trình tư vấn trao đổi được liệt kê dưới đây:
Khí hậu:
Chế độ khí hậu là một yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi lựa chọn các giải pháp hồn thổ phục hồi mơi trường. Nếu mục đích cuối cùng là tạo được một cảnh quan ổn định, mục tiêu này luôn phải nhất quán với những điều kiện khí hậu nổi trội và sự cân nhắc đối với những thay đổi khí hậu có
thể xảy ra. Lượng mưa và nhiệt độ tạo ra những giới hạn thực sự đối với những kết quả có thể đạt được ở khu mỏ.
Kích thước khu vực mỏ:
Quy mơ của khu mỏ có ảnh hưởng đối với các phương án có thể lựa chọn. Hình dạng của khu mỏ cũng sẽ là một yếu tố cần cân nhắc, nhất là khi các vấn đề ảnh hưởng mạnh của các loài động thực vật bản địa sinh sống tràn lan và cỏ dại phát triển mạnh mẽ.
Loại đất/đá:
Loại đất (đất sét, đất mùn, đất cát), các tính chất hố lý (độ pH, đất sét kết dính/khơng kết dính) và các chất dinh dưỡng có trong đất là các yếu tố quan trọng cho thấy loại thực vật nào sẽ phát triển thuật lợi trên khu mỏ có các tính chất khác nhau. Các biện pháp quản lý như giữ lại lớp đất mặt để sử dụng trong hoàn thổ phục hồi mơi trường, sử dụng phân bón và các chất bổ sung cho đất, có thể giảm nhẹ một số giới hạn, nhưng có thể mất hàng chục năm để tạo ra vòng dinh dưỡng cần thiết cho mục tiêu tái lập.