Các kênh nắn dòng chuyển hướng dòng chảy (mặt cắt và độ dốc của kênh) phải được thiết kế sao cho đủ khả năng vận chuyển nước và bảo đảm rằng vận tốc dịng chảy khơng gây xói mịn kênh.
Ở những nơi khơng thể giảm tốc độ dịng chảy đến mức an tồn thì kênh dẫn phải được lót lớp vật liệu có khả năng chống xói mịn. Kỹ thuật chống xói mịn này cũng có thể áp dụng khi xây dựng các miệng thải của các đập chứa nước.
Vật liệu dùng để lót nên được lựa chọn sao cho phù hợp với tuổi thọ của kênh.
(3) Kiểm sốt nước thốt ra khỏi khu vực mỏ
Nói chung, nước từ khu vực mỏ hoặc được nắn dòng chảy ra khỏi khu vực mỏ phải được kiểm soát. Việc chuyển hướng của các tuyến thoát nước hoặc của các kênh lạch phải được xem xét hết sức cẩn thận và trong các trường hợp cần thiết nên tham khảo ý kiến của cộng đồng và chính quyền địa phương. Cũng áp dụng như vậy đối với nước mưa chảy tràn mặt đất. Nếu không được sử dụng cho các hoạt động khai thác và chế biến khống sản thì các loại nước nói trên phải được kiểm sốt nhằm tránh gây ơ nhiễm cho vùng hạ lưu. Một số điểm cần quan tâm trong kiểm sốt dịng chảy ra khỏi khu vực mỏ bao gồm:
chảy tràn trước khi thải ra ngoài.
Phần lớn bùn đất được sinh ra sau các trận mưa lớn, do đó khi thiết kế hồ lắng và đập tràn phải tính đến các yếu tố này nếu khơng hồ lắng và đập tràn sẽ khơng có tác dụng khi có các trận mưa lớn. Nên tham khảo thêm thông tin về khí tượng thuỷ văn của khu vực hoặc của nhân dân địa phương để có số liệu cần thiết.
Cần lựa chọn vật liệu thích hợp để xây đập hồ lắng. Nếu có nước rị rỉ qua thân đập của hồ lắng có thể có thể làm cho đập của hồ lắng kém bền vững thậm chí có thể làm vỡ đập.
Hồ lắng phải được lựa chọn ở vị trí sao cho nước mưa chảy tràn từ các lưu vực không bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác có thể chuyển hướng dịng chảy theo các kênh thoát nước tự nhiên. Chú ý không nên xây dựng quá nhiều các kênh nhánh nhỏ.
Đối với những hồ lắng có lượng bùn lắng lớn sẽ làm giảm khả năng chứa của hồ. Trong những trường hợp như vậy, khi lượng bùn lắng đã chiếm >1/2 dung tích của hồ thì cần loại hút bớt lượng bùn lắng ra khỏi lòng hồ.
Việc thiết kế đập tràn, các đường ống thoát nước... phải được xem là một phần không thể tách rời trong quá trình thiết kế và vận hành hồ lắng. Nước lắng trong ở hồ lắng phải được thải ra ngồi và để hồ lắng ln sẵn sàng hứng chịu các trận mưa lớn.
Vận tốc dòng chảy ở các điểm thải phải giảm tới mức độ an toàn. Nên xem xét tới các biện pháp làm giảm cường độ của nước thải cũng như việc xây dựng các điểm xả thải bằng bê tông hoặc bằng đá. 3.2.5. Biện pháp hoàn thổ được áp dụng
Đối với các mỏ khai thác khống sản lộ thiên, tùy từng địa hình, tùy theo mục đích sử dụng khu vực sau khi khai thác khoáng sản mà đơn vị khai thác có thể áp dụng nhiều biện pháp hồn thổ phục hồi mơi trường khác nhau. Tuy nhiên, biện pháp hoàn thổ được áp dụng phổ biến hiện nay tại các mỏ khai thác
Lớp cát phủ Tuyển trọng lực
khoáng sản lộ thiên là sử dụng các loại vật liệu thừa từ hoạt động khai thác để san lấp mặt bằng, sau đó trồng cây xanh che phủ khu vực khai thác.
Đối với các vật liệu thải từ hoạt động khai thác nếu không chứa các độ tố gây nguy hại với mơi trường thì có thể sử dụng để san lấp ngay. Nhưng nếu q trình khai thác, cơng nghệ khai thác có sử dụng các hóa chất gây độc hại cho mơi trường thì các chất độc này phải được loại bỏ ra khỏi vật liệu san lấptrước khi sử dụng để san lấp. Ngoài ra, nếu vật liệu thải từ khu vực khai thác không đủ, đơn vị khai thác cần có kế hoạch cụ thể về số lượng chủng loại vật liệu, nguồn vật liệu được khai thác để bổ sung cho quá trình san lấp mặt bằng.
Đối với thực vật được sử dụng để che phủ, cần được nghiên cứu và lựa chọn chủng loại thực vật phù hợp với các điều kiện tự nhiên, khí tượng, đất đai khu vực khai thác cũng như mục đích sử dụng đất khu vực sau khi đóng cửa mỏ.
Quá trình hồn thổ và phục hồi mơi trường phải được tiến hành song song với quá trình khai thác - áp dụng phương pháp khai thác và hồn thổ theo hình thức cuốn chiếu (hình 10).
Hình 11: Mặt cắt ngang của các khu vực hoàn thổ
3.2.6. Lập lại thảm thực vật
Khi muốn khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên khơng có nghĩa là tái lập lại thảm thực vật đúng như thảm thực vật ban đầu. Thời gian tốt nhất để lập lại thảm thực vật được xác định dựa vào sự phân bố lượng mưa và thực tế lượng mưa. Tất cả các việc chuẩn bị phải được hoàn thành trước mùa nảy mầm và phát triển của các hạt, tức là có đủ lượng nước mưa và nhiệt độ thích hợp. Để lập lại thảm thực vật phục vụ cho công tác hoàn thổ phục hồi môi trường cần chú ý:
(1) Lựa chọn giống
Việc chọn giống phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất của khu vực trong tương lai, điều kiện đất mặt và khí hậu cũng như các điều kiện tự nhiên khác. Nếu mục đích là bảo tồn hệ động vật và thực vật ban đầu thì các loại giống này phải được xác định trước. Để bảo tồn hệ thực vật cần tiến hành điều tra, xác định thành phần và mật độ các lồi ở khu vực trước khi có các hoạt động khống sản ở khu vực để từ đó xác định được thành phần và tỷ lệ phối trộn giống cây thích hợp.
mà điều kiện đất mặt bị thay đổi do các hoạt động khai thác gây ra thì nên nhập các loài tương tự cho khu vực đã hoàn thổ. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tính phù hợp của các loài nhập này về các mặt như loại đất, tình trạng thốt nước, điều kiện khí hậu, v.v và cần đặc biệt chú ý tránh đưa vào các loài có thể gây nguy hiểm cho các lồi xung quanh hoặc có thể trở thành có hại đối với hoạt động nơng nghiệp của khu vực.
Ở những khu vực mà mục đích sử dụng đất sau này là làm đất nơng nghiệp thì các loại giống được lựa chọn phải là các loại thường được dùng trong các vụ mùa ở các vùng lân cận, có thành phần, cấu trúc đất cũng như khí hậu tương tự, có độ ẩm, độ pH giống nhau, v.v.
(2) Lựa chọn nơi xuất xứ
Nơi xuất xứ được xem là nơi có nguồn gốc thực vật được dùng để hỗ trợ cho việc thiết lập các loài tự nhiên, cũng cần phải xác định liệu chỉ sử dụng các lồi có nguồn gốc bản địa hay là sử dụng các lồi có nguồn gốc của nhiều địa phương trong phạm vi rộng hơn.
Việc lựa chọn các lồi có nguồn gốc ở địa phương có ưu điểm là dễ thích nghi với các điều kiện tự nhiên của khu mỏ như loại đất, các điều kiện khí hậu, các q trình sinh thái. Tuy nhiên, việc sử dụng các lồi có nguồn gốc từ các nơi khác lại có thể rất cần do sau khi khai thác các điều kiện đất đai đã có những thay đổi đáng kể mà các lồi gốc bản địa có thể kém phù hợp. Như vậy, việc lựa chọn này cần phải được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, nó bị chi phối mạnh mẽ bởi mục tiêu hồn thổ phục hồi mơi trường và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi một mỏ.
(4) Chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và phân bón
Tại các khu vực sau khi đã trồng cây xanh để phục hồi mơi trường, việc chăm sóc và bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất và cho cây là cần thiết để cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.
Thông thường, phải mất nhiều năm các khu vực được hồn thổ phục hồi mơi trường mới ổn định. Thời gian phục hồi ổn định phụ thuộc vào địa
hình và các điều kiện đất đai khu vực khai thác. Do đó, trong thời gian khu vực phục hồi chưa được ổn định cần chú ý và duy trì các hoạt động:
1. Trồng lại những cây đã chết hoặc trồng lại cây ở các khu vực chưa đạt yêu cầu,
2. Sửa chữa, khắc phục các vấn đề về xói mịn, 3. Quản lý, phịng chống cháy,
4. Quản lý các loài cây quý cũng như kiểm soát các loại cỏ dại, 5. Kiểm sốt các lồi động vật địa phương và động vật hoang dã, có
thể bao gồm cả việc xây dựng hàng rào,
6. Sử dụng phân bón ở những nơi cần thiết nhằm hỗ trợ sự phát triển của cây cối,
7. Tưới nước cho cây ở các khu vực khô cằn, đặc biệt là ở giai đoạn ban đầu,
8. Sử dụng vôi hoặc thạch cao để điều chỉnh độ pH và cải thiện cấu trúc đất.
3.2.7. Quan trắc và duy trì các hoạt động của khu vực mỏ đã được hồn thổ phục hồi mơi trường thổ phục hồi mơi trường
Chương trình quan trắc các hoạt động khu vực hoàn thổ phục hồi môi trường phải được thực thi để đảm bảo cơng tác hồn thổ phục hồi mơi trường mang lại hiệu quả. Khi lập chương trình quan trắc cần chú ý các vấn đề sau đây:
1. Mục tiêu của chương trình; 2. Các vấn đề an toàn của khu vực,
3. Thành phần cơ học (tính ổn định, khả năng chống xói mịn, việc tái lập hệ thống thốt nước),
4. Thành phần sinh học (sự phong phú của các loài, mật độ cây cối, tán che, khả năng ra hoa kết hạt, năng suất, sự quay về của hệ động vật, vấn đề kiểm soát cỏ dại...),
5. Chất lượng môi trường được đánh giá theo kết quả quan trắc môi trường bao gồm:
nguồn của môi trường tiếp nhận, nước ngầm, v.v); 7. Các thơng số (vật lý, hố học và sinh học);
8. Mô tả hệ thống công cụ và thiết bị lấy mẫu được sử dụng (như máy đo pH, máy đo tốc độ dòng chảy, v.v);
9. Kế hoạch làm việc (chu kỳ quan trắc và tần suất lấy mẫu);
10. Mô tả vắn tắt các kỹ thuật phân tích lý, hố, sinh học và độ chính xác của chúng, các thiết bị được sử dụng và giới hạn phát hiện của chúng;
11. Phương pháp được sử dụng để biên soạn và đánh giá số liệu; 12. Phối hợp các cá nhân có trách nhiệm trong việc quan trắc và
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua các kết quả nghiên cứu về hiện trạng khai thác khống sản và cơng tác phục hồi môi trường tại các mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên, bước đầu đề tài đưa ra một số kết luận sau:
- Trên địa bàn cả nước hiện nay có rất nhiều các mỏ khai thác khoáng sản khác nhau và đa số đều khai thác theo kiểu lộ thiên, đặc biệt là các mỏ khai thác các loại khoáng sản như titan,...
- Hầu hết các mỏ khai thác khoáng sản hiện nay đều được đơn vị khai thác tiến hành hồn thổ và phục hồi mơi trường khu vực khai thác. Các đơn vị khai thác hầu như chưa xây dựng cho mình được một kế hoạch hay quy trình hồn thổ phục hồi mơi trường hồn chỉnh. Q trình hồn thổ chỉ được tiến hành rất đơn giản bằng phương pháp san lấp mặt bằng rồi trồng cây xanh che phủ.
- Hoạt động khai thác và hoàn thổ phục hồi môi trường thường được tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu theo tiến độ khai thác mỏ. Tuy nhiên, một số ít đơn vị khai thác thường sau khi khai thác hết mỏ mới tiến hành hoàn thổ và phục hồi môi trường. Điều này đã gây ra một số tác động nhất định đến môi trường và cảnh quan khu vực. Do đó việc lập kế hoạch hồn thổ phục hồi môi trường trước khi tiến hành khai thác là công việc cần thiết.
- Quy trình hồn thổ phục hồi mơi trường được đề xuất của đề tài có thể đánh giá là một quy trình dễ thực hiện và có thể áp dụng đối với các mỏ khai thác khống sản lộ thiên. Quy trình được xây dựng với các bước từ giai đoạn lập dự án đến giai đoạn khai thác và kết thúc đóng cửa mỏ. Tùy theo từng điều kiện của mỗi mỏ mà có thể áp dụng các bước đi khác nhau.
2. KHUYẾN NGHỊ
hoạt động khai thác mỏ khoáng sản, đơn vị khai thác phải lập kế hoạch hoàn thổ phục hồi môi trường trước khi khai thác. Tuy nhiên, các kế hoạch này được các đơn vị lập hầu hết đều rất chung chung, không có những phương pháp và trình tự thực hiện một cách cụ thể. Do đó đề tài khuyến nghị các đơn vị chức năng cần có biện pháp quản lý một cách cụ thể để cơng tác hồn thổ phục hồi môi trường được hiệu quả.
- Khi áp dụng các biện pháp hoàn thổ phục hồi mơi trường, cần có những nghiên cứu rất cụ thể về các điều kiện tự nhiên khu vực khai thác, mức độ tác động mơi trường có thể xảy ra trong quá trình khai thác và từ đó đưa ra các phương án phục hồi mơi trường khác nhau để từ đó lựa chọn phương án tối ưu nhất để giảm thiểu các tác động đến môi trường và xã hội khu vực
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Trương Quang Học (2012), “Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Hội thảo khoa học quốc gia nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu.
2 Trương Quang Học, Võ Quý (2008). “Bảo tồn đa dạng sinh học và quản
lý các khu bảo tồn”, Tài liệu giảng dạy cho môn học Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn.
3 Hoàng Thế Phi, Nguyễn Thị Phương Thảo (2012), “Dự báo tác động của khai thác khoáng sản titan trong tầng cát đỏ đến hệ sinh thái ven
biển tỉnh Bình Thuận và các giải pháp giảm thiểu”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ 23.
4 Lê Khánh Phồn, Nguyễn Văn Nam (2007), Đặc điểm ơ nhiễm phóng xạ của nước biển lân cận các mỏ sa khống titan.
5 Hồng Liên Sơn (2007), “Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển trong dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng giai đoạn 1998-2005”, Tạp chí khoa học lâm nghiệp.
6 Hoàng Văn Thắng, Trần Chí Trung (2012), “Tiếp cận dịch vụ hệ sinh thái và đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái hướng tới phát triển bền
vững”, Tạp chí mơi trường
7 Trần Đức Thành và nnk (2008), “Một số kỳ quan địa chất tiêu biểu ở
vùng biển và đới bờ Việt Nam” Tuyển tập báo cáo Hội nghị toàn quốc toàn quốc lần thứ 1: Địa chất biển Việt Nam và Phát triển bền vững.
8 Đặng Văn Thuyết, Triệu Thái Hưng (2005), “Sinh trưởng và tác dụng
phòng hộ của rừng trồng trên đụn cát bay ven biển”, Hội thảo quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ nhất.
9 Nguyễn Thanh Tuấn và nnk (2010), “Các đơn vị sinh thái dải cát ven biển miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và định hướng sử
dụng”, Hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 5.
10 Phan Thị Kim Văn và nnk (2009), “Các giải pháp quản lý tầng chứa
nước ven biển Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Hội nghị khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.