Giá trị tổng diện tích píc PCBs trung bình của 3 lần phân tích PCBs trong các mẫu dầu biến thế phế thải dùng để nghiên cứu xử lý PCBs là 1182365.
3.1.1. Hiệu suất xử lý PCBs trong dầu biến thế phế thải bằng natri kim loại
Sản phẩm phản ứng được lấy để phân tích. Việc xử lý mẫu để phân tích thực hiện theo các bước nêu ở mục 2.7.1. Kết quả xác định tổng diện tích các pic của PCBs còn lại trong sản phẩm thu được sau phản ứng được nêu trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Tổng diện tích pic của PCBs trong mẫu dầu qua các lần thực nghiệm xử lý bằng natri kim loại
Các lần thực nghiệm Tổng diện tích pic của PCBs
Lần 1 296371
Lần 2 284471
Lần 3 305584
Trung bình 295475
Như vậy ta có hiệu suất xử lý PCBs trong mẫu dầu biến thế thải của natri kim loại là:
= 75%
3.1.2. Hiệu xuất xử lý PCBs trong dầu biến thế thải bằng natri phân tán
Sản phẩm phản ứng xử lý PCBs bằng natri phân tán được lấy và xử lý để phân tích thực hiện theo các bước nêu ở mục 2.7.1. Kết quả phân tích xác định tổng diện tích pic của PCBs cịn lại sau xử lý được nêu trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tổng diện tích pic của PCBs trong mẫu dầu qua các lần thực nghiệm xử lý bằng natri phân tán
Các lần thực nghiệm Tổng diện tích pic của PCBs
Lần 1 17248
Lần 2 17533
Lần 3 17183
Trung bình 17322
Như vậy ta có hiệu suất xử lý PCBs trong mẫu dầu biến thế thải của Natri kim loại là:
= 98,5%
3.1.3. Hiệu xuất xử lý PCBs trong dầu biến thế thải bằng NaBH4
Sau khi phân tích, ta có tổng diện tích pic của PCBs trong mẫu dầu đã được xử
lý bằng NaBH4 là như sau:
Bảng 3.3: Tổng diện tích pic của PCBs trong mẫu dầu qua các lần thực nghiệm xử lý bằng NaBH4
Các lần thực nghiệm Tổng diện tích pic của PCBs
Lần 1 473850
Lần 2 470367
Lần 3 466386
Trung bình 470201
Như vậy, có hiệu suất xử lý PCBs trong mẫu dầu biến thế thải của NaBH4 là:
= 60%
3.1.4. Đánh giá chung về hiệu suất xử lý PCBs bằng các chất khử khác nhau
Từ kết quả của các thực nghiệm có thể nhận thấy, khi sử dụng các tác nhân phản ứng khử khác nhau thì mầu sắc của sản phẩm nhận được cũng khác nhau, hình 3.2.
Dung dịch nhận được sau phản ứng có mầu sắc khác với mầu vàng ban đầu của dầu biến thế thải trước phản ứng. Theo đó, sản phẩm dầu biến thế thải chứa PCBs phản ứng với Na có mầu nâu sẫm; Sản phẩm dầu biến thế thải chứa PCBs phản ứng
với NaBH4 có mầu vàng sáng; Sản phẩm dầu biến thế thải chứa PCBs phản ứng với
Có thể thấy rằng, khi sử dụng Na kim loại làm chất khử, do các mảnh cắt kim loại lớn nên phản ứng ban đầu xảy ra trên bề mặt mảnh kim loại sẽ mãnh liệt, tỏa ra năng lượng lớn, có thể dẫn đến sự kích hoạt mạnh các hydrocacbon và PCBs trong dầu biến thế; tạo yếu tố thuận lợi cho việc hình thành các đại phân tử từ các PCBs với nhau, hoặc PCBs với các hydrocacbon khác. Bên cạnh quá trình trên, q trình ơxi hóa cũng xẩy ra trên bề mặt natri kim loại bởi oxy khơng khí và lượng oxi hịa tan trong dầu; các oxit natri có mầu đen bám dính trên mặt các mảnh kim loại Na đã làm hạn chế phản ứng khử PCBs tiếp tục và sâu hơn. Cả hai quá trình trên dẫn đến hiệu suất phản ứng khử hóa PCBs chỉ đạt 75% và sản phẩm phản ứng có mầu nâu sẫm.
1. Sản phẩm xử lý PCBs bằng Natri 2. Sản phẩm xử lý PCBs bằng Natribohydrua 3. Sản phẩm xử lý PCBs bằng Natri phân tán