Trang thiết bị và hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định một số chất tạo ngọt trong mẫu thực phẩm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2 : THỰC NGHIỆM

2.3. Trang thiết bị và hóa chất

2.3.1. Các dụng cụ và thiết bị được sử dụng

 Thiết bị:

- Máy điện di mao quản là hệ thiết bị tự chế, bán tự động được thiết kế và chế tạo bởi nhóm nghiên cứu của chúng tơi cùng sự hợp tác với nhóm nghiên cứu của GS. Peter Hauser (khoa Hóa, trường đại học Basel, Thụy Sỹ), là thiết bị có

nguồn thế cao lên đến 25kV, sử dụng cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc (C4D).

Đây là thiết bị điện di mao quản dạng xách tay đầu tiên trên thế giới sử dụng nguồn thế cao mini của hãng Spellman. Detector đo độ dẫn không tiếp xúc kết nối theo

kiểu tụ điện (C4D) được thiết kế ở dạng thu nhỏ, với nguồn kích thích 200V, với hai

điện cực hình ống đồng trục có chiều dài 4mm và đường kính 400 µm đặt cách nhau 1mm. Tấm chắn Faraday (nối đất) được sử dụng để ngăn cách hai điện cực. Hiện nay, hệ thiết bị này đang được triển khai ứng dụng, kiểm tra đánh giá và phát triển hoàn thiện tại khoa Hóa, trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. Hình ảnh về thiết bị được thể hiện như trong hình 2.1

Hình 2.1. Ảnh chụp hệ thiết bị CE-C4D triển khai tại Việt Nam

(1: Hộp thế an toàn, 2: Bộ điều khiển cao thế, 3: Cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc, 4: Ống dẫn dung dịch đệm, 5: Núm điều chỉnh , 6: Bộ

phận điều khiển, 7: Bình khí nén)

- Ngun lý của hệ thống C4D bán tự động tại Việt Nam được mô tả trong

hình 2.2

Hình 2.2. Sơ đồ kết nối hệ thống C4D phiên bản bán tự động tại Việt Nam

- Thiết bị lọc nước deion (Mỹ).

- Máy rung siêu âm, có gia nhiệt của hãng BRANSONIC 521.

- Máy đo pH của hãng HANNA với điện cực thủy tinh và các dung dịch pH chuẩn để hiệu chỉnh điểm chuẩn của máy đo pH.

- Cân phân tích của hãng S¢ientech (Mỹ), độ chính xác 0,1mg. - Tủ lạnh Sanaky VH-2899W dùng bảo quản mẫu

 Dụng cụ:

- Dụng cụ thủy tinh: bình định mức, pipet, cốc, ống nghiệm. - Pipet paster các loại: 20; 100; 200; 1000 µL.

- Các lọ Falcon 10; 25 ml để đựng dung dịch chuẩn.

- Đầu lọc có đường kính lỗ lọc 0,45 µm và các xylanh để lọc mẫu

- Mao quản sử dụng là mao quản silica, chiều dài 60cm, đường kính trong (ID) là 75µm.

2.3.2. Hóa chất

Tất cả các hóa chất sử dụng đều thuộc loại tinh khiết phân tích và được pha

chế bằng nước deion.

2.3.2.1. Chất chuẩn

- Acesulfam kali (Fluka, hàm lượng >=99%) - Aspartam (Sulpelco, hàm lượng >= 98%) - Natri cyclamat (Sigma, hàm lượng >=99,0%) - Saccharin (Sigma, hàm lượng >=99,0%)

2.3.2.2. Hóa chất dung mơi

- L-Histidin (C6H9N3O2), (Fluka, hàm lượng 99,5%)

- Tris (hydroxymethyl) aminomethane) (Fluka, hàm lượng ≥ 99%) - L- Arginine (C6H14N4O2) (Fluka, hàm lượng > 99,5%)

- MES (axit 2-morpholino ethanesunfonic)(Sigma, hàm lượng >=99,0%) - CAPS (axit 3-( cyclohexylamino)-1-propansunfonic) (Sigma, hàm lượng >=98,0%)

- CHES (axit 2 – (cyclohexylamino)-ethanesunfonic) (Sigma, hàm lượng >=99,0%)

- Nước cất deion.

2.3.2.3. Chuẩn bị các dung dịch hóa chất

* Pha các dung dịch chuẩn gốc

Cân chính xác 0,0250g (Aspartam, Acesulfam kali, Cyclamat, Saccharin) mỗi loại chuyển vào bình định mức 25,0ml, hịa tan bằng nước deion sau đó định mức tới vạch, đem rung siêu âm khoảng 10 phút thu được dung dịch chuẩn gốc có nồng độ 1000 ppm. Dung dịch được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ khoảng

4oC.

Các dung dịch trước khi sử dụng phải đưa nhiệt độ về nhiệt độ phịng sau đó lắc đều dung dịch.

Các dung dịch đệm được cân, pha trực tiếp vào bình định mức bằng nước deion. Tất cả các dung dịch này đều được rung siêu âm và giá trị pH được xác định bằng máy đo pH trước khi sử dụng. Dung dịch đệm được pha mới hàng ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định một số chất tạo ngọt trong mẫu thực phẩm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)