Số liệu thu thập được xử lý bằng các thuật tốn thống kê y học trên máy vi tính theo phần mềm Statta 10.
2.9. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu không vi phạm các quy định về đạo đức trong nghiên cứu y học.
- Các thông tin, xét nghiệm liên quan đến bệnh nhân đều được giữ bí mật, chỉ để phục vụ nghiên cứu, khơng nhằm mục đích nào khác.
- Bệnh nhân có quyền từ chối tham gia nghiên cứu nếu nhận thấy có những yếu tố ảnh hưởng khơng có lợi cho bản thân theo ý kiến cá nhân.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi Đối tƣợng Min (tuổi) Max (tuổi) X SD (tuổi) p (1,2) Nhóm khơng THA (1) (n=30) 57 80 68,1±5,7 0,0057 Nhóm THA (2) (n=30) 52 81 63,6±7,5
Thống kê đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu (bảng 3.1) đã cho thấy: - Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân không THA là 68,1±5,7 (tuổi), nhóm bệnh nhân THA là 63,6±7,5 (tuổi). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Độ tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm nghiên cứu của chúng tơi tương đối cao, trên 60 tuổi, trong đó gặp nhiều nhất là bệnh nhân độ tuổi 60 – 70 chiếm 51%. Bệnh nhân ít tuổi nhất là nữ, 52 tuổi. Bệnh nhân cao tuổi nhất là nữ, 81 tuổi. Kết quả như vậy là do thực trạng bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện, đối tượng đến khám bệnh đái tháo đường tại bệnh viện chủ yếu là người cao tuổi và cán bộ hưu trí.
- ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa, do vậy tuổi cũng chính là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ càng tăng. Ngày nay khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao, tuổi thọ được nâng cao và bệnh tật ngày càng gia tăng ở lứa tuổi trung niên và tuổi già, đặc biệt là bệnh ĐTĐ. Ở người cao tuổi, các cơ quan, tổ chức trở nên lão hóa, chức năng các cơ quan và q trình chuyển hóa các chất bị rối loạn, trong đó có sự lão hóa và suy giảm
chức năng tế bào β ở tuyến tụy. Đây là nguyên nhân quan trọng của hội chứng rối loạn chuyển hóa và kháng insulin. Bên cạnh đó sự gia tăng về tuổi tác ở bệnh nhân ĐTĐ còn ảnh hưởng đến diễn tiến và biến chứng của bệnh. Yếu tố không thể can thiệp được.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với nghiên cứu của Rao (2008) cho thấy độ tuổi mắc ĐTĐ trong nghiên cứu này dao động từ 58,9 - 71,3 tuổi [91].
- Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2011) nghiên cứu ở 682 BN ĐTĐ có tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân ĐTĐ có THA là 64,1±9,1 tuổi, ở nhóm ĐTĐ khơng THA là 58,3±9,6 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cũng có cao hơn so với một số nghiên cứu khác trên thế giới có thể do khác nhau về cách lấy mẫu và thời điểm nghiên cứu [35].
- Kết quả bảng 3.1 cho thấy tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân THA có xu hướng thấp hơn so với nhóm bệnh nhân khơng THA, điều này có thể lý giải rằng THA ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân.
Bảng 3.2. Đặc điểm về giới
Nhóm NC Giới
Nhóm khơng THA (1) Nhóm THA (2)
p (1,2) n % n % Nam (a) 17 56,7 17 56,7 0,603 Nữ (b) 13 43,3 13 43,3 p (a,b) 0,603
Thống kê đặc điểm về giới (bảng 3.2) đã cho thấy:
Ở nhóm THA tỷ lệ nam mắc ĐTĐ là 56,7%, nữ là 43,3%.
Ở nhóm khơng THA tỷ lệ nam mắc ĐTĐ là 56,7%, nữ là 43,3%. Tỷ lệ nam : nữ là 1,31 : 1
đều cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam cao hơn ở nữ. Điều này được lý giải do nam giới thường khó kiểm sốt chế độ ăn uống, sinh hoạt dẫn đến tình trạng thừa cân, béo bụng, những rối loạn này làm tăng thêm khả năng xuất hiện kháng insulin [81].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Dương Thị Tuyết khi nghiên cứu nồng độ Hcy trên BN ĐTĐ týp 2 có tỷ lệ nam/nữ là 1/1,71 [30]. Một số nghiên cứu khác cho tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ tương đương nhau như số liệu điều tra ĐTĐ toàn quốc của Bệnh viện Nội Tiết Trung ương (2012) là 318/316 (1/1) [1] và nghiên cứu của Đỗ Trung Quân trên BN ĐTĐ có biến chứng võng mạc có tỷ lệ 39/37 (1/1) [22]; hoặc nữ cao hơn nam trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn (2006) [20]. Có sự khác nhau này hồn tồn phù hợp vì đây chỉ là số liệu phản ánh thực trạng người bệnh điều trị tại từng cơ sở y tế, ngồi ra có sự khác nhau tỷ lệ mắc ĐTĐ theo giới tính giữa các quốc gia, giữa các khu vực trong một quốc gia liên quan đến các yếu tố như thói quen ăn uống, hoạt động thể lực, yếu tố di truyền... Hơn nữa cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa nhiều nên không thể đại diện được cho cộng đồng.
Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp
Nghề nghiệp Nhóm khơng THA Nhóm THA
N % N %
Cán bộ hưu 19 63,3 18 60
Làm ruộng 3 10 2 6,7
Cán bộ 0 0 3 10
Tự do 8 26,7 7 23,3
Nghề nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là cán bộ hưu trí, chiếm 63,3% ở nhóm THA và 60% ở nhóm khơng THA. Tỷ lệ nghề tự do chiếm khá cao 26,7% ở nhóm khơng THA và 23,3% ở nhóm THA. Đối tượng là cán bộ đương chức tỷ lệ thấp chiếm 10% nhóm THA. Làm ruộng chiếm 10% nhóm
Đối tượng bệnh nhân là cán bộ hưu chiếm tỷ lệ khá cao trên 60%, tỷ lệ nghề tự do chiếm 26,7%, cao thứ hai so với các nghề nghiệp khác, có thể do vị trí cơ sở y tế nằm ở thành phố Thái Nguyên, là trung tâm của toàn tỉnh nên tập trung nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là lao động tự do. Trong khi đó đối tượng làm ruộng có tỷ lệ thấp, điều này phần nào phản ánh về điều kiện kinh tế và chế độ ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng đến bệnh ĐTĐ.
Bảng 3.4. Đặc điểm về dân tộc
Dân tộc
Nhóm khơng THA Nhóm THA
n % n %
Kinh 27 90 27 90
Tày 3 10 3 10
Đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 90%. Dân tộc Tày chiếm 10%. Khơng có các dân tộc khác.
Tỷ lệ dân tộc Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Lý Thị Thơ tại Tuyên Quang là 82,2% có thể do địa điểm nghiên cứu của tác giả trên ở tỉnh Tuyên Quang nên tỷ lệ dân tộc thiểu số cao hơn so với chúng tôi [26]. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm cơ cấu dân tộc của thành phố Thái Nguyên với số lượng dân tộc thiểu số khơng cao.
Ít nghiên cứu khác ở trong nước khơng thấy đề cập tới vấn đề dân tộc và địa dư. Có thể những yếu tố này không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả điều trị, kiểm soát glucose máu.
Bảng 3.5. Đặc điểm về BMI Nhóm NC BMI Nhóm khơng THA Nhóm THA p X SD 22,72,9 23,82,9 0,073 < 23: n (%) 17 (56,7) 10 (33,3) 0,059
≥ 23: n (%) 13 (43,3) 20 (66,7) 0,059 Thống kê đặc điểm về BMI (bảng 3.5) đã cho thấy:
Ở nhóm bệnh nhân THA, chỉ số khối cơ thể trung bình cao hơn so với nhóm bệnh nhân khơng THA, nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nhóm BN THA (66,7%), tỷ lệ này nhóm khơng THA có xu hướng thấp hơn (43,3%), tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
ĐTĐ týp 2 là bệnh nội tiết được đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin mà chủ yếu ở ngoại vi; sự phát triển các mô mỡ trong cơ thể làm cho tình trạng kháng insulin thêm trầm trọng. Chỉ số nhân trắc là chỉ số đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì cũng như quá trình tái phân bố mỡ trong cơ thể, do đó béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh sinh của ĐTĐ týp 2. Kiểm sốt cân nặng, vịng bụng là một trong những nội dung để kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ, kiểm sốt chặt chẽ các chỉ số này có thể làm giảm kháng insulin, gián tiếp làm giảm các biến chứng ở cơ quan đích.
ĐTĐ, THA và béo phì nằm trong bệnh cảnh chung của hội chứng chuyển hóa. Khi bệnh nhân ĐTĐ có THA và béo phì thì nguy cơ mắc các biến chứng cao hơn nhiều lần. Do vậy kiểm sốt cân nặng có vai trị quan trọng đối với BN ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nhóm THA cao hơn xấp xỉ 1,5 lần so với nhóm khơng THA. Giá trị trung bình BMI của nhóm khơng THA và nhóm THA lần lượt là 22,72,9 và 23,82,9 (bảng 3.5) (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với kết quả của tác giả Nguyễn Hữu Quốc Nguyên (2011) khi nghiên trên BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện và nhóm rối loạn dung nạp glucose huyết tương, chỉ số BMI tương ứng là 23,3±2,3 kg/m2 so với 23,1±2,5 kg/m2, (p > 0,05) [18]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Vân (2005), chỉ số BMI trung bình của BN ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu là 23,07±2,79 (kg/m2) [38]Trong khi đó, tác giả Mi-Jin Kim và CS nghiên cứu trên 102 BN ĐTĐ týp 2 tại Hàn Quốc ghi nhận chỉ số BMI trung
bình là 25,6±3,5 (kg/m2) [96]. Tác giả Hamid nghiên cứu trên 122 BN ĐTĐ týp 2 tại Iran có độ tuổi trung bình là 63,0 ± 110 (tuổi), BN có thời gian mắc bệnh trung bình là 7,4±5,8 (năm), chỉ số khối cơ thể trung bình là 25,5±4,5 (kg/m2) [97].
Bảng 3.6. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh
Nhóm NC Tgmb
Nhóm khơng THA Nhóm THA
p N % n % X SD (năm) 4,62,1 8,53,5 0,001 <5 năm 16 53,4 4 13,3 0,01 5-10 năm 13 43,3 16 53,4 0,303 >10 năm 1 3,3 10 33,3 0,003 Thời gian mắc bệnh trung bình ở nhóm THA là 8,53,5 (năm) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm khơng THA là 4,62,1 (năm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (bảng 3.6). Ở nhóm khơng THA, tỷ lệ BN có thời gian mắc bệnh < 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (53,4%). Nhóm THA tỷ lệ BN có thời gian mắc bệnh từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (53,4%).
Thời gian mắc bệnh là khoảng thời gian kể từ khi được chẩn đoán ĐTĐ cho đến khi nghiên cứu lấy mẫu. Thời gian mắc bệnh càng lâu sẽ gia tăng tỷ lệ biến chứng. Trong nghiên cứu của chúng tơi thời gian mắc bệnh ở nhóm BN khơng THA là 4,6±2,1 năm và ở nhóm BN THA là 8,53,5 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm khơng THA tỷ lệ BN có thời gian phát hiện ĐTĐ < 5 năm chiếm tỷ lệ cao, trong đó nhóm THA chủ yếu có thời gian mắc bệnh từ 5 - 10 năm. Tác giả Ghayoor (2013) đã nghiên cứu ở 154 BN ĐTĐ trong đó có 77 BN ĐTĐ có biến chứng ở mắt và 77 BN ĐTĐ khơng có biến chứng ở mắt, kết quả nghiêm cứu cho thấy ở nhóm BN ĐTĐ có biến chứng ở mắt có thời gian mắc bệnh trung bình là 8,99±3,44 năm [48]. Tác giả Hamad (2013) đã nghiên cứu
trên 84 BN ĐTĐ týp 2 và 84 người khỏe mạnh bình thường tại Gaza kết quả cho thấy ở nhóm BN ĐTĐ có biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh tim mạch và bệnh ĐTĐ thận có thời gian mắc bệnh chủ yếu trên 10 năm (chiếm > 50% số bệnh nhân) [94].
3.2. Nồng độ homocystein và một số chỉ số hóa sinh huyết tƣơng ở nhóm nghiên cứu
Bảng 3.7. Nồng độ homocystein huyết tƣơng theo giới
Nhóm NC Giới
Nhóm khơng THA (1) Nhóm THA (2)
p (1,2) N X SD n X SD Chung X SD 30 9,051,19 3 0 15,23,14 0,001 n (%) tăng 0 (0) 26 (86,7) Nam (a) X SD 17 9,131,21 1 7 15,583,54 0,001 n (%) tăng 0 (0) 14 (82,4) Nữ (b) X SD 13 8,951,19 1 3 14,712,59 0,001 n (%) tăng 0 (0) 12 (92,3) p (a,b) 0,064 0,065
Nồng độ Hcy huyết tương ở nhóm BN THA là 15,23,14µmol/l, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm khơng THA là 9,051,19µmol/l. Tỷ lệ BN có tăng nồng độ Hcy huyết tương ở nhóm THA là 86,7% trong khi đó ở nhóm khơng THA thì tỷ lệ này là 0%.
Hiện nay, trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa nồng độ Hcy và sự phá hủy thành mạch, các nghiên cứu này đều cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ Hcy máu với bệnh tim mạch như THA, đặc biệt là bệnh mạch vành. Tăng Hcy là yếu tố nguy cơ gây biến chứng mạch. Nồng độ cao của Hcy được tìm thấy ở những BN có tắc mạch ngoại vi như bệnh mạch vành, bệnh mạch não và huyết khối tĩnh mạch sâu cũng như từ những mạch máu ở mắt như tĩnh mạch võng mạc, động mạch võng mạc. Cơ chế gây bệnh mạch
máu do tăng Hcy được cho là do tăng sự hình thành các sản phẩm oxy hóa như Hcy disulphide, Hcy thiolacton [43].
Hcy là tác nhân gây bệnh THA. Hcy gây co thắt mạch, rối loạn chức năng thận gây tăng tái hấp thu natri và gây xơ cứng động mạch. Hơn nữa, Hcy còn gây tăng trạng thái stress oxy hóa, đây là nguyên nhân gây tổn thương tế bào nội mạch mạch máu, làm giảm tác dụng giãn mạch của oxid nitric và gây tăng sinh tế bào cơ trơn và thay đổi tính đang hồi của thành mạch dẫn đến THA [98].
Nghiên cứu của Maria ở 70 bệnh nhân ĐTĐ và 30 người khỏe mạnh bình thường cho thấy: ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ nồng độ Hcy huyết tương là 10,51±3,92µmol/L cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng là 7,71±2,87 µmol/L [82].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ Hcy huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ THA là 15,23,14 µmol/L, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN ĐTĐ khơng THA là 9,051,19 µmol/L. Nồng độ Hcy huyết tương trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của tác giả Howlader ở 100 BN ĐTĐ gồm 50 BN ĐTĐ có biến chứng mạch máu ngoại vi và 50 BN ĐTĐ khơng có biến chứng mạch máu ngoại vi, nồng độ Hcy tương ứng là 15,951,80 µmol/L so với 9,312,11 µmol/L [57].
Kết quả nghiên cứu của Hoogenveen và CS trên 631 BN ĐTĐ týp 2 cũng cho thấy nồng độ Hcy ở nhóm có THA cao hơn nhóm khơng THA có ý nghĩa thơng kê (p=0,01) [99].
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Phạm Toàn Trung (2014) khi nghiên cứu trên BN ĐTĐ kết quả cho thấy nồng độ Hcy ở nhóm BN THA là 11,79±3,21 µmol/l, khơng có sự khác biệt so với nhóm BN khơng THA là 11,01±2,68 µmol/l (p>0,05) [34].
Giới tính có ảnh hưởng đến nồng độ Hcy huyết tương, ở nam thường cao hơn ở nữ có thể do nam giới có một số thói quen rất ít gặp ở nữ như tình trạng lạm dụng rượu, nghiện thuốc lá, sử dụng café, những yếu tố này có thể gây tăng Hcy máu [81]. Ngồi ra nồng độ hormon sinh dục có ảnh hưởng đến q trình
chuyển hóa Hcy như testosteron, androgen làm tăng nồng độ Hcy máu ngược lại estrogen làm giảm nồng độ Hcy máu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở cả hai nhóm BN ĐTĐ có THA và khơng THA, nồng độ hcy huyết tương ở nam giới có xu hướng cao hơn so với nữ giới, nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê p>0,05. Theo giới tính, kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Thị Tuyết (2011) ở BN ĐTĐ týp 2 cho thấy nồng độ Hcy huyết tương ở nam là 13,03±3,21 µmol/l cao hơn so với ở nữa là 11,47±3,57 µmol/l, p=0,07 [30]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả Maria cho thấy nồng độ Hcy huyết tương ở nhóm nam cao hơn có ý nghĩa so với nhóm nữ (12,5±4,7 µmol/L so với 9,6±2,8 µmol/L) [82].
Tăng Hcy huyết tương là rất thường gặp ở BN ĐTĐ đặc biệt là BN ĐTĐ có biến chứng, kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy ở nhóm BN ĐTĐ có THA tỷ lệ tăng Hcy huyết tương là 86,7% trong khi ở nhóm BN ĐTĐ khơng THA tỷ lệ này là 0%. Tỷ lệ tăng Hcy huyết tương trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Howlader ở BN ĐTĐ có biến chứng mạch ngoại vi tỷ lệ này là 66% [57].