Mối liên hệ giữa các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính áp dụng cho dự án pin năng lượng mặt trời tại việt nam (Trang 34)

1.1.1 .Nội hàm liên quan đến hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK

1.3. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI

1.3.3. Mối liên hệ giữa các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và

năng lƣợng mặt trời

Năng lƣợng: Là một trong những nguồn phát thải KNK lớn nhất hiện nay. Phát thải trong lĩnh vực năng lƣợng chia thành 3 nhóm: (1) Phát thải do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (trong các ngành công nghiệp năng lƣợng, hoạt động giao thông vận tải...); (2) Phát thải tức thời (tức là lƣợng khí, hơi thải ra từ các thiết bị nén do rị rỉ, khơng mong muốn hoặc khơng thƣờng xun từ q trình khai thác, chế biến, vận chuyển nhiên liệu...) và (3) hoạt động thu hồi và lƣu trữ các-bon. Trong đó, phát thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch đóng góp đến 70% tổng lƣợng phát thải, tiêu biểu là từ các nhà máy sản xuất điện từ nguồn nhiên liệu hóa thạch và nhà máy lọc dầu.

Các nghiên cứu mới công bố của Cơ quan Năng lƣợng quốc tế (IEA) cho biết, cứ mỗi năm trì hỗn các nỗ lực tồn cầu chống biến đổi khí hậu, thế giới mất thêm 500 tỉ USD đầu tƣ cho năng lƣợng sạch vào năm 2030. Để giảm 50% lƣợng khí thải CO2 vào năm 2050, IEA cho rằng, thế giới cần đầu tƣ tới 316.000 tỉ USD, cao hơn 17% so với tổng đầu tƣ thơng thƣờng hiện nay. Tổng lƣợng khí thải CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch năm 2005 là 27,1 tỉ tấn, nhƣng nếu chính sách hiện hành khơng đƣợc thay đổi mạnh mẽ, lƣợng khí thải này sẽ tăng tới 42 tỉ tấn vào năm 2030. Dự báo, lƣợng năng lƣợng đƣợc ngành vận tải sử dụng cũng nhƣ lƣợng khí thải CO2 có liên quan sẽ tăng 50% vào năm 2030 và 80% vào năm 2050 (hiện ngành vận tải chiếm 25% tổng năng lƣợng đƣợc sử dụng và lƣợng khí thải liên quan). Tiếp đến là khí thải do sản xuất điện chiếm 40% tổng lƣợng khí thải tồn cầu và sẽ tăng lên 58% vào năm 2030. Công nghiệp chiếm hơn 30% tổng năng lƣợng đƣợc sử dụng và 40% tổng lƣợng khí thải CO2 trên tồn cầu.

Cùng với nhiều ngành kinh tế khác bị ảnh hƣởng thì vấn đề an ninh năng lƣợng trong giai đoạn tới đƣợc coi là vấn đề cấp thiết với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, những hiện tƣợng biến đổi khí hậu diễn ra sẽ tác động mạnh đến cung

28

cầu năng lƣợng, ảnh hƣởng trực tiếp đến các ngành than, sản xuất điện, dầu khí và đe dọa mất an ninh năng lƣợng của đất nƣớc.

Các hoạt động giảm nhẹ phát thải đƣợc hiểu là hoạt động của con ngƣời để giảm các nguồn phát thải KNK hoặc tăng cƣờng hấp thụ KNK (IPCC). Vì vậy, sử dụng năng lƣợng tái tạo nói chung hay năng lƣợng mặt trời nói riêng là các hoạt động của con ngƣời đƣa ra để sử dụng thay thế cho các nguồn năng lƣợng từ hóa thạch đang cạn kiệt dần.

Trong “Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050" theo Quyết định số 1855/2007/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 đƣa ra mục tiêu đóng góp chung vào thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trong điều 1, mục 2 về mục tiêu phát triển có đề cập tới “đẩy mạnh phát triển

nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi trường”

Trong chiến lƣợc phát triển năng lƣợng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 2068/QĐ-ttg ban hành ngày 25/11/2015) đƣa ra các mục tiêu phát triển liên quan đến giảm nhẹ . Trong mục II , Điều 1 đƣa ra mục tiêu “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với

phương án phát triển bình thường: Khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050”.

Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 5/12/2011. Chiến lƣợc đã đƣa ra 10 nhiệm vụ chiến lƣợc. Một trong các nội dung liên quan đến các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính đƣợc đề cập trong các nhiệm vụ nhƣ sau:

Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất:

29

Lĩnh vực năng lượng:

a) Phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng mới

- Đẩy mạnh triển khai công nghệ sản xuất năng lƣợng từ các nguồn năng lƣợng tái tạo và năng lƣợng mới

- Đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia theo hƣớng tăng tỷ lệ các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo

Dự thảo Nghị định quy định về lộ trình và phƣơng thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đang đƣợc trình lên thủ tƣớng. Dự thảo nêu rõ, giai đoạn 2030 - 2050, Việt Nam giảm từ 1,5 - 2% lƣợng phát thải KNK hằng năm và đạt mức giảm tối thiểu 45%; hƣớng tới là nâng tỷ lệ năng lƣợng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lƣợng sơ cấp đạt 44%, tăng tỷ lệ che phủ rừng hơn 50% và hoàn thành các mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK các cấp đề ra trong “Chiến lƣợc phát thải thấp dài hạn quốc gia tầm nhìn đến 2050”. Lĩnh vực năng lƣợng sẽ là một phần trong quy định mức phân bổ giảm nhẹ của Bộ công thƣơng dự kiến từ 2,3% đến 2,7%.

1.3.4. Thực trạng sử dụng năng lƣợng mặt trời tại khu vực Miền Trung

Thiết bị sử dụng năng lƣợng mặt trời ở miền Trung Việt Nam hiện nay chủ yếu là hệ thống cung cấp điện dùng pin mặt trời, hệ thống bếp có gƣơng phản xạ và đặc biệt là hệ thống cung cấp nƣớc nóng dùng NLMT. Nhƣng nhìn chung các thiết bị này giá thành còn cao, hiệu suất thấp nên chƣa đƣợc ngƣời dân sử dụng rộng rãi. Ngoài chiếu sáng, năng lƣợng mặt trời cịn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nhiệt, đun nấu.

Theo Tạ Văn Đa (2016), khả năng thác năng lƣợng mặt trời phục vụ các hoạt động đời sống ở miền Trung Việt Nam đƣợc tính tốn nhƣ sau

- Khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh): bình qn trong năm có chừng trên 1700 giờ nắng. Tổng bức xạ nămkhoảng trên 1400KWh/m2

- Khu vực Trung Trung Bộ (từ Đồng Hới đến Quảng Ngãi): có số giờ nắng gần 2100 giờ (bảng 1) và tổng bức xạ năm khoảng trên 1600 KWh/m2).

30

- Khu vực Nam Trung Bộ (từ Bình Định đến Bình Thuận): có số giờ nắng trên 2650 giờ (bảng 1) và tổng bức xạ năm khoảng trên 1900 KWh/m2.

Nhƣ vậy, có thể nói ở khu vực này, trung bình mỗi ngày có khoảng trên 7 giờ có nắng. Do đó, đối với các địa phƣơng ở Nam Trung Bộ nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.

Bảng 7 : Trung bình giờ nắng khu vực miền Trung

Đơn vị: giờ

Vinh 1721,2 Huế 2073,7 Đã Nẵng 2347,2 Thanh Hóa 1620,0 Phan Thiết 2981,2 Quy Nhơn 2525,3 Hà Tĩnh 1784,2 Nha Trang 2654,8 Tuy Hịa 2558,9

Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Tập 32 (tr83-89)

1.3.5. Tình hình triển khai các dự án năng lƣợng mặt trời tại Việt Nam

Sau khi giá bán điện mặt trời tăng lên từ tháng 6/2017, số lƣợng dự án năng lƣợng mặt trời đăng ký cũng nhanh chóng tăng theo.

Theo báo cáo về "Năng lƣợng tái tạo tại Việt Nam năm 2018" của StoxPlus, sau khi giá bán điện mặt trời đƣợc Chính phủ điều chỉnh tăng lên mức 9,35 cent một kWh, trung bình có 9 dự án phát và phân phối điện tái tạo đƣợc đăng ký mỗi tháng, bởi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, trong nửa cuối năm 2017.

Dữ liệu tập hợp đƣợc của StoxPlus cho biết, hiện cả nƣớc có 245 dự án năng lƣợng tái tạo, bao gồm điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối đang đƣợc triển khai ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Nếu tất cả các dự án này vận hành thực tế thì tổng cơng suất của nguồn năng lƣợng tái tạo này phải đến 23,2 GW, tức lớn hơn nhiều mục tiêu tổng công suất của điện tái tạo là 2,15 GW vào năm 2020, theo Quy hoạch điện VII.

31

Tuy nhiên, thực tế trên tổng công suất đã đăng ký, chỉ mới có 19% đã đi đến giai đoạn xây dựng và 8% là đã vận hành. Trong khi đó, hầu hết dự án vẫn trong giai đoạn chuẩn bị.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến hết tháng 9/2018, EVN đã ký đƣợc 35 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các nhà đầu tƣ điện mặt trời bên ngoài EVN, với tổng công suất là 2271 MW.

Trong đó, dự án điện mặt trời Phong Điền (tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) có cơng suất 35 MW là dự án điện mặt trời đầu tiên hòa lƣới sẽ chính thức vào vận hành ngay đầu tháng 10/2018. Liên quan đến đầu tƣ các dự án điện mặt trời, EVN cũng cho biết, tại trụ sở các điện lực (trực thuộc EVN) đã lắp đặt và đƣa vào sử dụng 54 cơng trình điện mặt trời áp mái, với tổng cơng suất hơn 3.244 kWp (tính đến tháng 7/2018).

Trong đó, Tổng cơng ty Điện lực Hà Nội lắp đặt 52 kWp; Tổng công ty Điện lực miền Trung 352 kWp; Tổng công ty Điện lực miền Nam 1.985 kWp và Tổng công ty Điện lực TP.HCM 855 kWp. Theo báo cáo của các đơn vị, do hầu hết các cơng trình đều mới đƣợc hồn thành và đƣa vào sử dụng trong thời gian từ tháng 4/2018 đến nay, nên tổng điện năng thu đƣợc tính đến cuối tháng 7/2018 đạt khoảng 1,1 triệu kWh, với giá trị làm lợi khoảng 3,1 tỷ đồng.

Đƣợc biết, tổng tiềm năng điện mặt trời áp mái trên trụ sở và cơng trình tại các đơn vị trực thuộc EVN là 56,4 MWp. Hiện nay, EVN đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, vừa góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện lƣới; vừa là hình mẫu để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân, doanh nghiệp trên cả nƣớc sử dụng điện mặt trời.

Phú Yên

Vào tháng 9/2017, UBND tỉnh Phú Yên đã cơng bố 14 điểm có tiềm năng phát triển dự án điện năng lƣợng mặt trời nhằm tạo điều kiện thuận lợi các nhà đầu tƣ đến tiếp cận, nghiên cứu và triển khai dự án.

32

Hiện tại có 3 dự án năng lƣợng mặt trời, tuy nhiên sản lƣợng điện cịn ở quy mơ nhỏ gồm:

Nhà máy điện năng lƣợng mặt trời Thành Long Phú Yên do Công ty cổ phần Sản xuất Điện tử Thành Long làm chủ đầu tƣ, đƣợc xây dựng trên diện tích đất 57 ha tại Thôn Thành An, xã Sơn Thành Đơng (huyện Tây Hịa). Dự án có tổng cơng suất lắp đặt 50 MWp, sản lƣợng điện phát lên lƣới 76,928 triệu kWh/năm với tổng vốn đầu tƣ hơn 1.159 tỷ đồng.

Dự án nhà máy điện năng lƣợng mặt trời Europlast do Công ty cổ phần nhựa châu Âu làm chủ đầu tƣ đƣợc xây dựng trên diện tích 58 ha tại Thơn Bình Thắng, xã Sơn Thành Đơng (huyện Tây Hịa). Dự án có tổng cơng suất lắp đặt 50 MWp, sản lƣợng điện phát lên lƣới 76,687 triệu kWh/năm với tổng vốn đầu tƣ hơn 1.212 tỷ đồng.

Nhà máy điện mặt trời Phú Khê do Công ty cổ phần Năng lƣợng và Thƣơng mại VIFA làm chủ đầu tƣ đƣợc xây dựng trên diện tích đất 55 ha tại Khu công nghiệp Đa Ngành 2, xã Hịa Xn Đơng (huyện Đơng Hịa). Dự án có tổng cơng suất lắp đặt 49,104 MWp, sản lƣợng điện phát lên lƣới 76,321 triệu kWh/năm với tổng vốn đầu tƣ hơn 1.242 tỷ đồng

Gia Lai

Gia Lai có 33 dự án điện mặt trời đang đƣợc nghiên cứu đầu tƣ

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Gia Lai, đến nay, UBND tỉnh đã cho phép 23 nhà đầu tƣ khảo sát, nghiên cứu đầu tƣ 33 dự án điện mặt trời, với tổng cơng suất 3.951,5 MWp.

Trong đó, 2 dự án đã đƣợc phê duyệt bổ sung quy hoạch với tổng công suất là 98 MWp, tổng vốn đầu tƣ 2.672 tỷ đồng đang triển khai các thủ tục đầu tƣ và thi công; 11 dự án đã đƣợc UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch, tổng quy mô công suất là 675 MWp; 20 dự án đang khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ bổ sung quy hoạch với quy mô công suất dự kiến là 3.195

33

MWp. Bên cạnh đó, cịn có 12 nhà đầu tƣ đang khảo sát, chọn vị trí cho 17 dự án với tổng công suất dự kiến khoảng 1.333 MWp.

Theo nguồn tin của Tạp chí Năng lƣợng Việt Nam, Gia Lai có số giờ nắng trung bình 1.900-2.200 giờ/năm, bức xạ tổng cộng 335-380 kcal/cm3 và số liệu bức xạ mặt trời trung bình ngày đƣa vào tính tốn 4,8-5,2 kWh/m2/ngày. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn, cơng suất có thể đạt khoảng 4.600 MW. Trong đó, các dự án điện mặt trời trên đất khoảng trên 2.100 MW, điện mặt trời nổi trên nƣớc khoảng trên 2.500 MW.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tới thời điểm này, dự án liên quan tới nguồn năng lƣợng mặt trời chỉ có hệ thống ghép pin mặt trời với thủy điện nhỏ xã Trang do Tổ chức Năng lƣợng mới và Phát triển Công nghệ công nghiệp Nhật Bản tài trợ, đƣợc xây dựng và bàn giao cho Công ty Điện lực Gia Lai vận hành năm 1999. Đây là cơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Năng lƣợng Việt Nam (IE) và Tổ chức NEDO với tổng giá trị đầu tƣ 2 triệu USD, công suất 100 kW ghép với 1 máy phát thủy điện nhỏ PV-MH 25 kW, cấp điện cho hơn 400 hộ ở xã Trang, huyện Đak Đoa.

Ninh Thuận

Ninh Thuận đã có nhiều dự án điện mặt trời đƣợc khởi công. Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Ninh Thuận cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều dự án điện mặt trời đƣợc khởi cơng xây dựng.

Ninh Thuận là tỉnh có tiềm năng lớn về năng lƣợng mặt trời, với tổng số giờ nắng trung bình 2.843 giờ/năm, cao nhất cả nƣớc, lƣợng bức xạ thực tế hàng năm là 161,6 kcal/cm2, trung bình ngày tƣơng đƣơng với 5,221 kWh/m2, chênh lệch về lƣợng bức xạ mặt trời giữa các mùa không cao. Ninh Thuận đang phấn đấu sớm trở thành trung tâm năng lƣợng tái tạo trong cả nƣớc.

34

1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.4.1. Vị trí địa lý và kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên

Phú Yên thuộc địa phận Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, phía bắc giáp Bình Định, phía nam giáp Khánh Hịa, phía tây giáp ĐăkLăk và Gia Lai, phía đơng giáp Biển Đơng.

Phú n cách Hà Nội 1.160km về phía bắc , cách TP. Hồ chí Minh 561km về phía nam theo tuyến quốc lộ 1A. Diện tích tự nhiên: 5.045 km², chiều dài bờ biển 189km.

Phú n có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Cù Mơng, phía Nam là dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sƣờn Đơng của dãy Trƣờng Sơn, và phía Đơng là Biển Đơng. Vì thế nên địa hình của Phú n rất đa dạng và có đồng bằng xen kẽ núi. Phú n có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục giao thơng chính - quốc lộ I Bắc-Nam, quốc lộ 25 Đông - Tây. Có mạng lƣới đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy, ... nối với cảng biển Vũng Rơ, sân bay Tuy Hịa rất thuận lợi cho giao thƣơng, phát triển kinh tế, du lịch trong nƣớc và quốc tế. Phú n có nguồn tài ngun đất đai, rừng, biển, sơng ngịi, đầm, vịnh khá đa dạng và phong phú, đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

Dân số Phú Yên là 861.993 ngƣời (điều tra dân số 1/4/2009) trong đó thành thị 20%, nơng thơn 80%, lực lƣợng lao động chiếm 71,5% dân số. Khai thác hải sản là một thế mạnh của tỉnh. Diện tích đất nơng nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cƣ 5.720 ha, đất chƣa sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính áp dụng cho dự án pin năng lượng mặt trời tại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)