Thị phân tích các chỉ số thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính áp dụng cho dự án pin năng lượng mặt trời tại việt nam (Trang 74 - 85)

Kết quả tính tốn thử nghiệm cho thấy đa số các tiêu chí đánh giá đều phản ánh đóng góp/tác động tích cực của dự án, cơ bản tiến tới hoàn thành các mục tiêu đề ra. Bên cạnh các mặt tích cực, dự án đã có tác động tiêu cực tới hệ sinh thái rừng trong đó một phần lớn diện tích rừng bị phá hủy và nhiều loài động, thực vật nguy

0 5 10 15 20 25 30 35 Thân thiện khí hậu Thân thiện mơi trường tự nhiên Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển theo … Cải thiện an sinh xã hội Điểm thực tế Điểm mục tiêu

68

cấp quý hiếm bị đe dọa do một phần lớn diện tích đất bị chiếm dụng trong q trình xây dựng và vận hành dự án.

Bộ chỉ số cũng có ý nghĩa so sánh giữa các hoạt động/dự án tƣơng tự trong trƣờng hợp số liệu đƣợc cung cấp đầy đủ.

3.4. Đề xuất lộ trình, thời điểm áp dụng bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải knk cho dự án pin năng lƣợng mặt trời giảm nhẹ phát thải knk cho dự án pin năng lƣợng mặt trời

Việt Nam đã ký cam kết thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH. Theo đó, từ sau năm 2020 việc thực hiện giảm phát thải KNK sẽ khơng cịn theo hình thức tự nguyện nhƣ trƣớc đây, chuyển sang hình thức bắt buộc theo mục tiêu đã cam kết theo đóng góp do quốc gia tự quyết (NDC). Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết của Việt Nam đƣa ra mục tiêu đến năm 2030 giảm 8% lƣợng phát thải KNK so với BAU, mục tiêu này có thể đạt tới 25% khi có hỗ trợ quốc tế.

Với Việt Nam, trong giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn đầu thực hiện các cam kết về giảm phát thải KNK sẽ gặp những khó khăn và thách thức nhất định. Việc đánh giá, giám sát tiến trình thực hiện các mục tiêu về giảm phát thải là cần thiết và quan trọng để kịp thời đƣa ra các khuyến nghị, điều chỉnh phù hợp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra.

Vì vậy, học viên đề xuất lộ trình áp dụng bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cho các dự án năng lƣợng mặt trời nhƣ sau:

Giai đoạn 2019-2021: Thể chế hóa, hướng dẫn thực hiện đánh giá lần 1 (thử nghiệm cũng nhƣ áp dụng cho các dự án đang và đã bắt đầu thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng).

Trong giai đoạn này, Bộ Công thƣờng cần phối hợp với các tỉnh, bộ ngành liên quan để hoàn thiện và ban hành văn bản hƣớng dẫn đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cho các dự án năng lƣợng mặt trời. Sau khi văn bản hƣớng dẫn đƣợc ban hành, tiến hành tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn các doanh nghiệp, bộ/ngành, địa phƣơng thực hiện việc đánh giá.

Giai đoạn 2021-2023: Rà soát, điều chỉnh bộ chỉ số đánh giá

69

Đây là giai đoạn đầu Việt Nam thực hiện cam kết giảm phát thải KNK theo hình thức bắt buộc. Đây cũng là thời điểm Việt Nam tiến hành rà soát cập nhật NDC lần thứ 2 theo định kỳ đệ trình lên UNFCCC.

Trên cơ sở kết quả thực hiện đánh giá lần thứ nhất, tiến trình thực hiện các mục tiêu về giảm nhẹ phát thải KNK đã đƣợc xem xét, đánh giá. Giai đoạn này cần rà soát, xem xét lại bộ chỉ số, phƣơng pháp, quy trình đánh giá đặc biệt là lựa chọn các chỉ thị đánh giá và xác định trọng số đánh giá để nâng cao độ tin cậy của kết quả đánh giá.

Việc rà soát, điều chỉnh để đƣa ra đƣợc bộ chỉ số hoàn chỉnh áp dụng vào thực tế sẽ tăng cƣờng tính minh bạch và độ tin cậy trong kết quả đánh giá. Đây là một trong các quy định trong Thỏa thuận Paris về BĐKH.

Giai đoạn 2024-2025: Thực hiện đánh giá lần 2

Các địa phƣơng có dự án năng lƣợng mặt trời áp dụng bộ chỉ số và quy trình đánh giá đã đƣợc hoàn thiện để tiến hành rà sốt, đánh giá tiến trình thực hiện các mục tiêu về giảm phát thải KNK đã đề ra. Kết quả đánh giá là cơ sở đề xuất, xây dựng định hƣớng phát triển thuộc dự án năng lƣợng mặt trời có lƣợng phát thải KNK lớn cũng nhƣ kế hoạch phát triển bền vững đất nƣớc giai đoạn 5 năm 2026-2030.

70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Nhƣ vậy, qua rà soát thực trạng của bộ chỉ số giảm nhẹ khí nhà kính cho thấy vai trị, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về biến đổi khí hậu nói chung, về giảm nhẹ khí nhà kính vẫn cịn cần nhiều cải bất cập, hạn chế nhƣ: hành lang pháp lý chƣa đầy đủ; hoạt động giảm phát thải chú yếu vẫn còn là các dự án đơn lẻ có hỗ trợ từ quốc tế; trách nhiệm các cơ quan chƣa rõ ràng minh bạch; quản lý nhà nƣớc về giảm nhẹ KNK chƣa đủ hiệu lực, yêu cầu. Bộ chỉ số đánh giá các hoạt động giảm nhẹ KNK là công cụ cần thiết đẻ đánh giám giám sát tiến trình thực hiện các mục tiêu giảm phản thải KNK ở Việt Nam, đồng thời cũng là phản ánh đƣợc các đồng lợi ích phát triển bền vững.

Thực trạng các dự án điện mặt trời đƣợc đăng ký tăng lên nhanh chóng từ tháng 6/2017 do chính sách ƣu đãi về giá bán điện đƣợc Chính phủ điều chỉnh tăng lên mức 9,35 cent một KWh. Trong khi đó, thực trạng chính sách về lĩnh vực năng lƣợng mặt trời trong bối cảnh giảm nhẹ khí nhà kính vẫn chƣa đƣợc cập nhập kịp thời với xu hƣớng phát triển nhanh của các dự án năng lƣợng mặt trời. Do đó, việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cho các dự án năng lƣợng mặt trời là cấp thiết.

Luận văn đã rà sốt, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu thống kê hiện hành về, tình hình thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong các văn bản chính sách, chiến lƣợc, định hƣớng phát triển liên quan đến dự án năng lƣợng mặt trời. Xây dựng khung logic cũng nhƣ đề xuất các chỉ tiêu/chỉ thị đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK cho các dự án năng lƣợng mặt trời phù hợp với quy định thống kê, có khả năng tiếp cận nguồn số liệu chính thống từ các cơ quan thống kê trung ƣơng và địa phƣơng.

Luận văn thử nghiệm áp dụng bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK áp dụng cho các dự án năng lƣợng mặt trời : “dự án Nhà máy điện mặt trời Europlast Phú Yên”. Kết quả thử nghiệm khá sát với thực tế, các đóng góp tích cực

71

của dự án đƣợc ghi nhận, các tác động tiêu cực cũng đƣợc chỉ rõ, một số đặc trƣng của hoạt động cũng đƣợc phản ánh. Kết quả thử nghiệm cho thấy tính khả thi và triển vọng áp dụng của bộ chỉ số.

Bên cạnh các kết quả đạt đƣợc, quá trình triển khai thực hiện và kết quả luận văn tồn tại một số hạn chế sau:

- Do giới hạn của nghiên cứu nên mới chỉ thử nghiệm đƣợc trên 1 dự án. Do đó, kết quả nghiên cứu này chỉ có ý nghĩa về mặt thử nghiệm phƣơng pháp xây dựng bộ chỉ số, kết quả thử nghiệm chỉ có tính chất tham khảo.

- Khó khăn trong việc thu thập số liệu: Quá trình thu thập số liệu để tính tốn thử nghiệm gặp khó khăn do thực tiễn cơng tác thống kê ở nƣớc ta vẫn còn nhiều bất cập cũng nhƣ thiếu sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả của các bên liên quan.

Kiến Nghị

- Học viên nhận thấy đây là một vấn đề mới, nhƣng hữu ích và đáp ứng nhu cầu thực tế về đánh giá tiến trình thực hiện các mục tiêu về giảm phát thải KNK cho các dự án năng lƣợng mặt trời và các đồng lợi ích phát triển bền vững của các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK. Do đó, triển khai áp dụng vào thực tế, cần khắc phục những hạn chế đã đƣợc đƣa ra.

- Các chỉ thị/chỉ tiêu giám sát đánh giá tiến trình thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK và các đồng lợi ích phát triển bền vững của các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK áp dụng cho các dự án năng lƣợng mặt trời cần phải đƣợc xem xét, đƣa vào hệ thống thống kê quốc gia cũng nhƣ của các bộ/ngành đặc biệt là bộ Cơng Thƣơng;

- Kiến nghị đề xuất lộ trình, thời điểm áp dụng bộ chỉ số theo các giai đoạn đã đƣợc đƣa ra trong phần trên để đạt đƣợc mục tiêu cam kết trong đóng góp do quốc gia tự quyết (NDC) cũng nhƣ trong dự thảo Nghị định quy định về lộ trình và phƣơng thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

72

- Kiến nghị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lƣợng mặt trời cung cấp cũng nhƣ đánh giá số liệu đầu vào minh bạch, chính xác. Qua đó, giúp cho việc đánh giá hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính cho các dự án năng lƣợng mặt trời đƣợc hiệu quả hơn.

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng(2016); Báo cáo cập nhật hai năm một lần - lần thứ

hai của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu; 2) Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ hai của Việt Nam cho UNFCCC

(2017).

3) Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/5/2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đất nước.

4) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2017); Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết

định của Việt Nam.

5) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2015), Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29

tháng 9 năm 2015 Ban hành Bộ chỉ thị môi trường quốc gia.

6) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2015), Báo cáo kỹ thuật Đóng góp dự kiến do

quốc gia tự quyết định của Việt Nam.

7) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2017), Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ

hai của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. 8) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2017), Thông tư số 73/2017/TT-BTNMT ngày 29

tháng 12 năm 2017, Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường.

9) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2018), Dự thảo Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

10) Chính phủ (2014), Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014, Kế

hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW

11) Cục Biến đổi khí hậu (2018), Báo cáo kinh nghiệm quản lý giảm nhẹ phát thải

KNK trên thế giới

12) Tạ Văn Đa (2016), Khả năng khai thác năng lượng mặt trời phục vụ các hoạt động đời sống ở miền Trung Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa

học Trái đất và Môi trƣờng, Tập 32, Số 1S, tr.83-89.

13) Lƣu Đức Hải(2010), Biến đổi khí hậu Trái đất và các giải pháp phát triển bền

vững Việt Nam; NXB. Lao động

14) Nguyễn Đức Ngữ (2008); Biến đổi khí hậu; NXB. Khoa học Kỹ thuật.

15) Trƣơng Quang Học(2009);Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học,

16) Trần Thục, Lê Nguyên Tƣờng(9/2008); Phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu;

Tạp chí Bảo vệ mơi trƣờng, số 112,tr. 23-28.

17) Nguyễn Anh Tuấn( 2018), Đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời cho phát điện ở Việt Nam- Triển vọng và nhận định, Trung tâm Năng lƣợng tái tạo – Viện

Năng lƣợng.

Tiếng Anh

1) . Decision 1/CP.13 UNFCCC: Bali action plan.

74

2) .Karen Holm Olsen, Livia Bizikova, Melissa Harris, Zyaad Boodoo, Frederic

Gagnon-Lebrun and Fatemeh Bakhtiari (2015): Framework for measuring

sustainable development in NAMAs.

3) LEDS-GP (2012); Cameron et al.2014.

4) REF (2012): Broadening the appeal of marginal abatement cost curves: Capturing both carbon mitigation and development benefits of clean energy technologies, National Renewable Energy laboratory.

5) UNDP (2014): NAMA SD tool.

6) UN (A/RES/70/1 - 2015): Transforming our world: the 2030 Agenda for Sustainable Developmen

7) UNDP, Climate change (2007)- The Physical Science Basis edited by Susan Solomon, Dahe Qin, Martin Manning and others; Cambridge University Press 8) BP Statistical Review of World Energy (2017),

Một số trang thông tin:

1. Yale University, 2016, EPI 2016 report, available at http://epi.yale.edu/reports/2016-report. 2. https://en.wikipedia.org/wiki/Carbon_sink 3. https://www.cleanenergywire.org/factsheets/germanys-climate-action-plan-2050 4. http://nama-vietnam.vn/vi/ 5. https://unfccc.int/topics/mitigation/workstreams/nationally-appropriate-mitigation- actions 6. http://sdg.iisd.org/news/nama-update-nama-facility-updates-namas-on-the-cop-23- agenda/

75

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận văn

Mẫu 1: Đối tƣợng là cán bộ quản lý, chuyên gia về năng lƣợng

I. Thông tin chung:

1. Lĩnh vực quản lý:

A. Năng lƣợng tái tạo B. Dự án về mơi trƣờng 2. Cơng việc chính cụ thể của ngƣời ông (bà)?

A. Quản lý số liệu B. Tƣ vấn chính sách C. Ra quyết định D. Trực tiếp thực hiện các hoạt động E. Khác

II. Các hoạt động liên quan đến quản lý phát thải khí nhà kính

3. Theo ơng (bà) lĩnh vực năng lƣợng nào có tiềm năng giảm phát thải KNK nhất ở Việt Nam (Khoanh vào ô phù hợp)

A. Thủy điện B. Năng lƣợng mặt trời C. Sinh khối D. Năng lƣợng gió

4. Cơ quan có quan tâm đến giảm phát thải KNK ?

A. Rất quan tâm B. Quan tâm C. Không quan tâm 5. Tiềm năng giảm phát thải KNK trong lĩnh vực hoạt động hiện nay theo đánh giá

của ông/bà?

A. Nhiều B. Vừa phải C. Ít

6. Cơ quan/đơn vị có bộ phận chuyên trách kiểm kê và lƣu trữ số liệu phát thải khơng?

A. Có B. Khơng

8. Cơ quan/đơn vị có bộ phận chun trách quản lý hoạt động giảm phát thải KNK không?

A. Có B. Khơng

76

9. Cơ quan/đơn vị có quy định (bằng văn bản) về việc báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện các hoạt động gây phát thải KNK?

A. Có B. Khơng

10. Cơ quan/đơn vị có kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ đối với các hoạt động gây phát thải KNK?

A. Có B. Không

11. Thời gian quy định về việc báo cáo tình hình triển khai thực hiện các hoạt động gây phát thải KNK?

A. 6 tháng B. 1 năm C. 2 năm

III. Tác động của hoạt động giảm phát thải khí nhà kính

12. Các tác động về môi trƣờng:

A. Chất lƣợng khơng khí B. Chất lƣợng nguồn nƣớc C. Chất lƣợng đất D. Tiếng ồn E. Đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái F. Khác

G. Năng lực ứng phó BĐKH 13. Các tác động về xã hội:

A. Sức khỏe B. Sinh kế C. An ninh lƣơng thực

D. Điều kiện phúc lợi xã hội (hệ thống vệ sinh công cộng) 14. Các tác động về tăng trƣởng, phát triển:

A. Giáo dục B. Bình đẳng xã hội C. Tăng cƣờng năng lực (nhận thức và thể chế) D. Chất lƣợng và hiệu quả công việc E. Tiếp cận với năng lƣợng sạch/bền vững

F. An ninh năng lƣợng

15. Các tác động về kinh tế:

A. Cơ hội việc làm B. Thu nhập C. Tích lũy và đầu tƣ

77

IV. Thực trạng cơng tác thống kê các tiêu chí liên quan đến hoạt động giảm phát thải khí nhà kính (trong 05 lĩnh vực phát thải chính: nơng nghiệp, cơng nghiệp, năng lượng, chất thải và LULUCF)

16. Có chỉ tiêu/tiêu chí bắt buộc liên quan đến giảm phát thải KNK khơng? 17. Có chỉ tiêu/tiêu chí cụ thể cho từng ngành lĩnh vực khơng?

18. Tình hình triển khai các thực hiện các chỉ tiêu về giảm phát thải KNK trong các văn bản QPPL:

(1) Thực hiện quyết định 1775/QĐ-TTg (21/11/2012) về Đề án quản lý phát thải khí gây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính áp dụng cho dự án pin năng lượng mặt trời tại việt nam (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)