Đặc điểm về rác thải
Khảo sát thực tế ở một số khu vực ĐBSCL và cụm dân cư tại xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, cho thấy hiện nay người dân vẫn cịn một số thói quen sinh hoạt tự do, cơng trình vệ sinh vẫn chưa được quan tâm xây dựng, vẫn cịn sử dụng những cơng trình vệ sinh tạm, cơng trình cấp nước mặc dù là thiết yếu nhưng vẫn chưa được quan tâm thích đáng, vấn đề thu gom và xử lý rác thải hầu như khơng có trong suy nghĩ của người dân.
Hầu như người dân chưa có khái niệm thu gom, xử lý rác thải. Do điều kiện sống gần sông, nhiều bờ kênh, bờ vuông tôm, rác thải được đổ ra bờ ao, quanh nhà hoặc vứt ngay xuống sông. Rác thải tại khu vực này chưa được thu gom và xử lý. Rác không được xử lý là nguồn gây ô nhiễm môi trường nguồn nước mặt và nước ngầm đồng thời gây mất mỹ quan cho khu vực sinh sống của người dân.
Hình 9: Rác thải sinh hoạt vứt bên sơng và cạnh nhà
Cơng trình vệ sinh
Các cơng trình vệ sinh như nhà tắm, nhà xí thường làm cách xa nhà. Nhà vệ sinh vẫn dùng nhà vệ sinh tạm bên bờ sông, hoặc ao nhà…không qua xử lý xả trực tiếp xuống kênh, sông. Kiểu vệ sinh này vừa ảnh hưởng tới môi trường vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người dân, cũng như gây mất mỹ quan khu vực.
Hình 10: Cơng trình vệ sinh của người dân
Giao thông đi lại
Khảo sát quanh khu vực cho thấy người dân sống ở hai bên bờ sông, đường giao thông tới ấp chủ yếu bằng đường sông, đường bộ là đường đất, chưa có đường bộ nối liền với xã. Người dân sống tập trung thành từng cụm nhỏ trong ấp, mỗi cụm
có vài chục hộ dân, mỗi hộ có từ 2 đến 6 nhân khẩu. Điều kiện sống cịn nhiều thiếu thốn, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào đánh bắt cá, và đi làm thuê như đi đào ao, đắp bờ vng tơm…đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số gia đình sống lâu năm thì có vng tơm, hoặc bán tạp hóa nên điều kiện sống đỡ vất vả hơn.
Nhà ở
Nhà ở của các hộ dân trong khu vực thường làm theo kiểu nhà sắp đọi nhà dưới song song với nhà trên, có máng hứng nước mưa và kiểu nhà ống theo xu hướng hiện nay.
Hình 11: Một số hình ảnh về nhà ở tại xã Nguyễn Huân
Vật liệu làm nhà: sử dụng cây đước làm cột chống, sà kèo; lá dừa nước lợp mái và che chắn xung quanh nhà. Các gia đình khá hơn thì xây nhà cấp bốn, mái lợp tấm lợp xi măng hoặc lợp tơn, diện tích nhà thường nhỏ từ 50 - 100 m2, nhưng diện tích đất xung quanh nhà rộng.
3.2. Cơ sở để xây dựng các tiêu chí cho làng sinh thái
3.2.1. Cơ sở xác định tiêu chí
Hệ thống tiêu chí được xác định trên cơ sở thực tiễn trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; trong đó, khu vực ĐBSCL là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt phải kể đến trong đó là khu vực ven biển. Các tiêu chí được xây dựng dựa trên sự phù hợp, dựa vào các chính sách của Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành, chi tiết như dưới đây:
- Nghị quyết Trung ương Đảng số 26-NQ/TW ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn.
- Quyết định 491QĐ/TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới.
- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020
- Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. - Chương trình mục tiêu Quốc gia về tiết kiệm năng lượng.
3.2.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng tiêu chí
Nguyên tắc chung để xây dựng tiêu chí là đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng, linh hoạt; có sự hợp tác của cộng đồng người dân cùng tham gia; tơn trọng văn hóa và phát huy tối đa những yếu tố tri thức bản địa.
3.3. Xây dựng tiêu chí cho LST thích ứng với BĐKH
3.3.1. Đề xuất một số tiêu chí LST thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL
Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng làng sinh thái là một hoạt động rất cần thiết, nó đã được nghiên cứu đề cập nhiều trên thế giới và ở Việt Nam; tuy nhiên, hiện nay trước thực trạng của BĐKH việc xây dựng làng sinh thái có tính đến yếu tố này là một điều còn khá mới nên việc xây dựng phương pháp luận để thực hiện là khá mới; do đó luận văn bước đầu hướng đến việc đề xuất một khung phương pháp luận cho việc đánh giá và phân tích đối với nội dung này.
Để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, trước hết cần phải lựa chọn các tiêu chí cần thiết; theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, đối tượng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sơng Cửu Long bao gồm một số đối tượng như tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm); năng lượng; nơi cư trú; hạ tầng kỹ thuật,… Theo đó một số tiêu chí nguồn nước, năng lượng, giao thông là những nhu cầu cấp thiết nhằm vào mục tiêu ứng phó với BĐKH. Mặt khác, khu vực nghiên cứu là khu vực chịu ảnh hưởng bão, lũ, triều cường dâng nên việc xây dựng nơi cư trú có tính đến yếu tố BĐKH và nước biển dâng như nhà cộng đồng tránh,
trú bão, lũ tập trung cho bà con; đồng thời có thể sử dụng làm khu vui chơi trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phổ biến kiến thức là yếu tố cần được xét đến. Do đó, trong khn khổ đề tài đề xuất 06 tiêu chí, bao gồm:
Bảng 4. Danh mục các tiêu chí đề xuất
STT Tiêu chí đề xuất
1 Cấp nước sinh hoạt 2 Xử lý chất thải 3 Giao thông 4 Năng lượng
5 Nhà cộng đồng tránh, trú bão 6 Cây xanh
Dưới đây là những phân tích, đánh giá – cơ sở để lựa chọn các tiêu chí cần thiết để đánh giá.
1). Tiêu chí 1: Cấp nước sinh hoạt
Chính sách chủ yếu để thích ứng với BĐKH là sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm và hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo an tồn cung cấp đủ nước cho mọi nhu cầu.
Hiện nay các loại hình cấp nước chủ yếu của vùng bao gồm cơng trình cấp nước tập trung, giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa, bể lọc chậm và lu chứa nước mặt hộ gia đình. Tổng dân số nơng thơn vùng ĐBSCL là trên 14 triệu dân, trong đó số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 75,82 %, số dân sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT chiếm tỷ lệ 36,52%.[7]
Theo dự báo của Viện Khoa học và Thủy lợi miền Nam, năm 2013 ở các tỉnh ven biển ĐBSCL mặn có xu thế xâm nhập sớm và vào sâu trong đồng bằng, độ mặn cao hơn cùng kỳ năm 2012, nghiêm trọng hơn mức trung bình nhiều năm. Độ mặn cao nhất năm rơi vào khoảng đầu tháng 3 đến đầu tháng 5/2013. Tháng 2/2013 độ mặn hầu hết ở các tuyến sơng chính có xu thế cao hơn cùng kỳ năm 2012. Hầu hết tại các sơng chính vùng biển Đơng, độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập sâu vào khoảng
40-45 km kể từ cửa sông. Như vậy có thể thấy tình hình xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô của khu vực ĐBSCL không những ảnh hưởng tới nguồn nước cấp cho sản xuất mà nước ngọt cấp cho ăn uống cũng trở nên khan hiếm.
Với những đánh giá trên thì trong tương lai, người dân khu vực ven biển ĐBSCL sẽ bị thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt. Do đó, áp lực lên tài nguyên nước, nhất là nguồn tài nguyên nước ngầm của các tỉnh ven biển càng lớn, đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gia tăng, nguồn nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm, cạn kiệt. Do đó, trong tiêu chí này sẽ xem xét đánh giá các vấn đề nhằm đảm bảo có đủ nước cấp cho sinh hoạt của người dân sau:
Bảng 5. Các chỉ tiêu về cấp nước cho sinh hoạt
TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu
1 Cấp nước sinh hoạt 1 Đảm bảo có đủ nước cấp cho sinh hoạt
Đạt tiêu chuẩn Quốc gia QCVN 02: 2009/BYT
2 Đa dạng hóa nguồn nước cấp sinh hoạt
Đảm bảo đạt tỷ lệ cấp nước trên đầu người
3 Có biện pháp sử dụng tiết kiệm nước
Tái sử dụng nguồn nước, không gây ô nhiễm môi trường
2). Tiêu chí 2: Xử lý chất thải
Hiện nay, dân số vùng nông thôn khu vực ĐBSCL ngày càng gia tăng, do đó phát sinh chất thải rắn, nước thải sinh hoạt ngày càng nhiều, tuy nhiên lượng chất thải này không được thu gom, xử lý mà được người dân xả thẳng ra sông, kênh rạch hoặc các khu đất lân cận dẫn đến tình trạng mơi trường ngày càng bị ơ nhiễm.
Tổng số chất thải rắn hàng năm tại khu vực là 3,7 triệu tấn; trong đó 90% chưa được thu gom và xử lý; trong đó có 2,3 triệu tấn rác thải sinh hoạt; ngồi ra lượng chất thải rắn do chăn ni đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22.500 tấn/ngày đêm. Theo dự báo đến năm 2015, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm ĐBSCL khoảng 4.600 tấn/ngày và sẽ tăng lên 7.550
tấn/ngày vào năm 2020 [Chi cục BVMT Tây Nam Bộ]. Nhìn chung, chất thải rắn chủ yếu chỉ được thu gom và xử lý ở các thành phố, thị trấn chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải lộ thiên tại các bãi rác thuộc khu vực; tại khu vực nông thôn rác thải chủ yếu đổ trực tiếp xuống sông, kênh rạch, ven đường, gây ô nhiễm và rất mất mỹ quan khu vực.
Quản lý và xử lý chất thải là một trong những ưu tiên bảo vệ mơi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong kế hoạch giảm nhẹ BĐKH thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, xử lý chất thải trong LST bao gồm xử lý nước thải và xử lý rác thải. Theo các phân tích trên, một số yếu tố cần quan tâm trong tiêu chí này như sau:
Bảng 6. Các chỉ tiêu về xử lý chất thải
TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu
2 Xử lý nước thải 4 Có cơng trình xử lý nước thải
Đạt được quy chuẩn xả thải ra nguồn (QCVN 14: 2008/BTNMT mức B) 5 Có biện pháp tái sử dụng nguồn nước thải sau xử lý
Tái sử dụng nguồn nước, không gây ô nhiễm môi trường
Xử lý chất thải
rắn
6 Phân loại và thu gom
CTR sinh hoạt
Tuân thủ các quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn an tồn, vệ sinh mơi trường
7 Xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh
Tuân thủ các quy định kỹ thuật môi trường về xử lý chất thải rắn
3). Tiêu chí 3: Giao thơng
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây sạt lở và hư hỏng hệ thống hạ tầng giao thông; hệ thống giao thơng thủy bị ảnh hưởng do dịng chảy bị thay đổi và quá trình bồi lắng. Do đó, việc đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi trước thực trạng
Hiện tại hoạt động giao thông thủy của khu vực phát triển mạnh do đặc thù có nhiều kênh rạch, cho nên từ xưa tới nay việc đi lại giao lưu văn hóa, mua bán giao thương hầu như bằng đường thủy. Thực tế khảo sát cho thấy người dân ĐBSCL sử dụng các phương tiện giao thông chủ yếu là ghe, thuyền động cơ máy và tàu cao tốc; việc sử dụng các phương tiện đi lại trên sông thông qua dịch vụ chi trả hoặc sử dụng thuyền cá nhân có lắp động cơ; tuy nhiên việc đi lại của người dân bằng xuồng máy cũng bị hạn chế do chi phí đi lại xăng dầu tốn kém.
Do đó, trong những năm gần đây người dân bắt đầu có nhu cầu đi lại bằng đường bộ, chi phí cho 10km (tới trung tâm xã) đi bằng đường bộ, đi xe máy chỉ hết khoảng 0,2 lít xăng (tương đương với số tiền là 4.600đồng), trong khi đó đi bằng ghe máy có cơng suất nhỏ cũng hết 3 lít xăng tương đương với số tiền là: 69.000đ (sáu mươi chín nghìn đồng), như vậy đi ghe máy sẽ tốn kinh phí hơn đi xe máy. Vì vậy, giao thơng đường bộ trở lên quan trọng và thực sự cần thiết đối với người dân, do đó nên nhóm tiêu chí về giao thơng tập trung phân tích các chỉ tiêu về giao thơng đường bộ, mặt chưa đạt được tại khu vực.
Nếu xét theo tiêu chí nơng thơn mới về giao thông (Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 100%; tỷ lệ đường trục thơn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 50%. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và khơng lầy lội vào mùa mưa, đạt 100% (50% cứng hóa); Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 50%), tính đến năm 2013 mới có 10,38% số xã hồn thành tiêu chí này [Trung tâm Thơng tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, năm 2013]. Do đó, trong khn khổ đề tài sẽ đề xuất nhằm đảm bảo giao thơng đi lại thuận lợi, có tính đến yếu tố triều cường, nước biển dâng:
Bảng 7. Các chỉ tiêu về giao thơng
TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu
3 Giao
thông
8 Đảm bảo giao thông thuận lợi, kết nối với trục liên xã
Tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế của ngành
TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu
đến ảnh hưởng của triều cường
vực nghiên cứu
10 Đảm bảo kiên cố (không bị sạt lở, sụt lún…)
Tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế của ngành
4). Tiêu chí 4: Năng lượng
Biến đổi khí hậu đã và đang gây nhiều tác động đến ngành năng lượng ở cả lĩnh vực sản xuất và hoạt động tiêu thụ; các thay đổi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong phương thức tiêu dùng nước và nhu cầu về nước cho những mục đích khác như tưới tiêu tăng có thể giảm lượng nước cấp cho thủy điện. Lượng trầm tích tăng lên có thể làm tăng tốc độ bồi lắng lịng hồ và làm tua bin máy phát chóng hư hỏng, dẫn tới làm giảm sản lượng điện. Ngoài ra, việc tiêu thụ điện năng từ các ngành năng lượng được sản xuất từ hoạt động đốt cháy nhiên liệu làm phát sinh khí thải và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu; việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng sẽ được thực hiện trong khn khổ các chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển năng lượng ở phạm vi vĩ mơ. Trong phạm vi xây dựng tiêu chí LST sẽ xét đến yếu tố có thể ứng phó với BĐKH như sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn năng lượng, phát triển các dạng năng lượng mới với các vấn đề đặt ra như sau:
Bảng 8. Các chỉ tiêu về năng lượng
TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu
4 Năng
lượng
11 Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng, đun nước nóng, xử lý nước uống…
12
Đảm bảo thơng gió và chiếu sáng tự nhiên trong thiết kế nhà
Tiết kiệm điện năng tiêu thụ, đảm bảo hiệu quả chiếu sáng.
5). Tiêu chí 5: Nhà sinh hoạt cộng đồng tránh, trú bão
Theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng đã nêu ra mục