1.2. Tổng quan về một số làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam
1.2.2.1. Trên thế giới
a). Làng sinh thái ở Hà Lan
Làng sinh thái Zaanse Schans nằm cách thành phố Amsterdam khoảng 15 km về phía Tây Bắc. Ngơi làng sinh thái với tiêu chí xanh, sạch và tự sản xuất thực phẩm tiêu dùng, phương tiện giao thông phổ biến nhất của làng là xe đạp, khơng chỉ có khơng khí trong lành nơi đây cịn có những kiểu nhà đặc trưng với
mái ngói và ống khói cao cùng phong cách sống giản dị và chân tình của người dân nông thôn.[5]
Làng sinh thái Het Carre nằm giữa Roterdam và Hague, được xây dựng năm 2003, ngơi làng điển hình về sử dụng năng lượng sạch. Những ngơi nhà hiện đại ở đây có hệ thống sưởi ấm dựa trên nguồn năng lượng mặt trời, các thiết bị cấp nhiệt, bơm nhiệt, tấm pin mặt trời và máy nước nóng năng lượng mặt trời là sản phẩm phổ biến.
b). Làng sinh thái BedZED (London, Anh)
Dự án Làng sinh thái BedZED nằm ở khu Wallington, phía Nam London (Anh). BedZED do tổ chức môi trường mang tên Tập đoàn Phát triển BioRegional khởi xướng, nhằm cung cấp chất lượng cuộc sống cao hơn mà không sử dụng quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đưa tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên về mức “bền vững”, đồng thời vẫn không làm giảm bớt sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại, năng động. Nguyên tắc chủ đạo của các cộng đồng này là không carbon, không rác thải, giao thông bền vững, nguyên vật liệu địa phương và bền vững, thực phẩm địa phương, tiết kiệm nước, bảo tồn động thực vật, tơn trọng di sản văn hóa.
c). Làng sinh thái Tengtou, Chiết Giang (Trung Quốc)
Làng Tengtou cách thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang khoảng 2 km, được biết đến với mơ hình đặc biệt, phát triển kinh tế thân thiện với môi trường. Tất cả các hộ dân cư được trang bị hệ thống năng lượng mặt trời sưởi ấm, đun nước, tiết kiệm hơn 50.000 kWh điện mỗi năm. Ngồi ra làng cịn xây dựng nhà vệ sinh thân thiện với mơi trường, trong đó hệ thống nước được dùng là nước mưa được lưu trữ, tiết kiệm khoảng 9.500 m3 nước mỗi năm.
Trong làng Tengtou, đối với khu dân cư, nước mưa và nước thải được quản lý riêng biệt. Làng có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, sử dụng quy trình xử lý thân thiện với mơi trường. Đồng thời, người dân thay đổi thói quen mua sắm bằng túi vải thay vì sử dụng túi nilon.
d). Làng sinh thái Nakhon Sawan (Thái Lan)
Làng sinh thái Nakhon Sawan (Thái Lan) là một điển hình về sự thành cơng của làng sinh thái trên đất rừng bị chặt phá; ngơi làng được chính phủ hỗ trợ xây
dựng mơ hình làng kinh tế sinh thái vào đầu năm 1986, nhằm khôi phục lại sự ổn định về sinh thái đất rừng, an ninh lương thực được đảm bảo, thiết kế mơ hình nơng lâm kết hợp và nông nghiệp bền vững. Tái tạo quá trình sinh thái tự nhiên trên các trang trại, thiết lập lại quy trình phát triển tự nhiên. Kinh tế vườn nhà được đa dạng hóa, cung cấp thực phẩm xanh, trồng cây lương thực, thuốc men và nhiều nguồn lợi khác… Sự thành công của làng kinh tế sinh thái ở Nakhon Sawan giúp hạn chế nạn phá rừng ở các cộng đồng, đồng thời là địn bẩy cho sự thay đổi tích cực về một nền kinh tế sinh thái.
Đánh giá chung:
Như vậy, trên thế giới làng sinh thái đã hình thành nhiều năm và có những bước tiến đáng kể, chúng ta có thể thấy trước những tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, người Hà Lan đã tìm ra hướng đi riêng nhằm tiết kiệm năng lượng. Mơ hình làng sinh thái ở Trung Quốc nhằm vào giảm thiểu tác động tiêu cực đến mơi trường hay mơ hình cung cấp thực phẩm xanh đảm bảo an toàn thực phẩm. Đối với mơ hình làng sinh thái ở Thái Lan nhằm vào mơ hình làng kinh tế sinh thái hướng tới khôi phục sinh thái đất rừng, an ninh lương thực được đảm bảo, mơ hình nơng lâm kết hợp và nơng nghiệp bền vững. Tái tạo q trình sinh thái tự nhiên trên các trang trại, thiết lập lại quy trình phát triển tự nhiên như sự phát triển trong các hệ sinh thái tự nhiên.
Những kinh nghiệm đúc kết:
- Làng sinh thái hình thành vì nhu cầu của người dân, mọi người cần có sự hiểu biết để hình thành lối sống gắn liền với thiên nhiên.
- Kích thước của một làng sinh thái chủ yếu dựa trên không gian sống thoải mái nhất cho người dân, có thể nằm trong khoảng từ vài chục đến vài nghìn người.
- Cư dân của làng sinh thái phải xuất phát từ nhóm người hoặc cộng đồng người có chủ định hay nền tảng muốn xây dựng xuất phát điểm mới trong quá trình xây dựng một làng sinh thái.
- Làng sinh thái muốn tồn tại cần một kế hoạch quản lý cụ thể và được sự đồng ý của chính quyền địa phương.
- Chính quyền địa phương cần hướng dẫn cụ thể về hiệu quả xây dựng hoặc xác định cho làng sinh thái một kế hoạch chiến lược, kế hoạch môi trường cho địa phương hoặc kế hoạch kiểm soát sự phát triển vùng cho phù hợp.
- Làng sinh thái có khả năng tự giải quyết vấn đề việc làm cho cư dân là bước đệm cho thành công và sự ổn định bền vững của làng sinh thái.