CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. Các nghiên cứu về phát thải KNK trên ruộng lúa:
Hƣớng dẫn IPCC bản sửa đổi năm 1996 đã đƣa các phƣơng pháp tính tốn phát thải KNK đối với lĩnh vực nơng nghiệp, bao gồm 6 hạng mục: (i) Tiêu hóa thức ăn (CH4), (ii) Quản lý chất thải (CH4, N2O), (iii) Canh tác lúa(CH4), (iv) Đất nông nghiệp (N2O), (v) Đốt đồng cỏ (CH4, N2O) và (vi) Đốt phụ phẩmnơng nghiệp ngồi đồng (CH4, N2O).
Các nghiên cứu đã ƣớc tính phát thải từ canh tác lúa nƣớc tại Ai Cập, bao gồm các phát thải từ vận hành máy móc, đốt tại chỗ và bón phân N. Việc tính
tốn trong nghiên cứu này dựa trên các Hƣớng dẫn của IPCC cùng với quy trình LCA. Kết quả cho thấy rằng phần lớn phát thải là từ vùng Hạ lƣu Ai Cập (đồng bằng sông Nile). Phát thải mêtan từ các cánh đồng lúa ngập nƣớc là nguồn phát thải KNK chính, chiếm khoảng 53,25% tổng lƣợng khí thải. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch là nguồn phát thải lớn thứ hai góp phần 35,82%. Phát thải KNK từ hoạt động bón phân N cũng gây phát thải chiếm khoảng 9,92% và từ vận hành máy móc chiếm khoảng 1%.
Hƣớng dẫn thực hành tốt LULUCF (GPG LULUCF, 2003) đề xuất phân loại đất trên lãnh thổ quốc gia thành 6 loại, bao gồm: đất có rừng, đất trồng trọt, đất đồng cỏ, đất ngập nƣớc, đất ở và đất khác và sau đó chia nhỏ mỗi loại thành hai tiểu lĩnh vực trên cơ sở xác định xem việc chuyển đổi sử dụng đất có diễn ra hay không. Phát thải, hấp thụ KNK trong lĩnh vực này bao gồm sự thay đổi trữ lƣợng các-bon trong năm bể chứa các-bon (sinh khối trên mặt đất, sinh khối dƣới mặt đất, cây chết, cành, lá rơi rụng và đất), phát thải trực tiếp N2O từ việc sử dụng phân đạm, phát thải N2O từ hệ thống thoát nƣớc của đất, phát thải CO2 từ việc sử dụng vôi trong canh tác nơng nghiệp và phát thải các khí khơng phải là khí CO2 do quá trình đốt cháy sinh khối. Nhƣ vậy, đối với các phát thải/hấp thụ KNK do chuyển đổi mục đích đất sử dụng từ canh tác lúa sang các mục đích khác thì có thể áp dụng các phƣơng pháp tính tốn đƣa ra bởi GPG LULUCF (2003) [17].
Năm 2006, Nguyễn Việt Anh đã kết luận về nghiên cứu của mình và cho rằng có thể dung các giải pháp về quản lý nƣớc mặt ruộng để giảm phát thải metan, tiết kiệm nƣớc mà không giảm năng suất lúa trên đất phù sa trung tính Đồng bằng Sơng Hồng [1].
Năm 2013, Salas mới chỉ đƣa ra đề xuất ý tƣởng xây dựng hệ thống giám sát khí nhà kính phát thải từ vùng canh tác lúa của Việt Nam sử dụng mơ hình DNDC (Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, 2010) [7]. Trong Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ƣớc Khung của Liên hợp quốc về BĐKH (2014) cũng nêu một số phƣơng án giảm nhẹ KNK trong
nơng nghiệp trong đó có việc ứng dụng mơ hình DNDC để ƣớc tính phát thải KNK từ lúa nƣớc [2].
Năm 2014, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Na Uy triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu“Biến đổi khí hậu và những
tác động đến sản xuất lúa tại Việt Nam: Thử nghiệm các giải pháp tiềm năng về thích ứng và giảm thiểu”. Đề tài này đã tiến hành đo thực địa lƣợng phát thải
KNK trên đất trồng lúa nƣớc tại 02 địa điểm thuộc tỉnh Nam Định, đây là cơ sở để so sánh độ chính xác kết quả của mơ hình so với các số liệu đo thực tế.
Tóm lại, đã có một số nghiên cứu và đã có kết quả về tính tốn phát thải KNK trên ruộng lúa vùng Đồng bằng sơng Hồng nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, nhƣng chỉ ở quy mô một điểm nhất định. Trong thực tế, phát thải KNK phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ, khí hậu, đất đai, thổ nhƣỡng, cây trồng, chế độ canh tác… Kết quả đo đếm phát thải KNK từ một điểm nào đó chỉ đại diện cho một khoanh đất có điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng đồng nhất và chế độ canh tác giống nhau.
Trên thực tế, mỗi khi chuyển đến một địa điểm mới hoặc vùng mới có các điều kiện về mơi trƣờng khác nhau thì phát thải khí nhà kính khác nhau,vì vậy việc tính tốn phát thải khí nhà kính theo sự thay đổi của các yếu tố môi trƣờng, khí hậu đảm bảo tính chính xác hơn, đặc biệt là khi các hoạt động kiểm kê KNK và giảm phát thải KNK đƣợc triển khai đến ở mức độ chi tiết hóa đến tận khoanh đất hoặc ruộng của ngƣời dân thì chỉ có sự sai khác về các yếu tố mơi trƣờng và biện pháp canh tác mới chỉ ra đƣợc sự khác nhau về phát thải khí nhà kính và khả năng giảm phát thải khí nhà kính của các biện pháp canh tác tiên tiến.