Sử dụng và ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số mũ lyapunov và sự không ổn định (Trang 37 - 40)

1.3.1. Sử dụng HCBVTV tại Việt Nam

Theo kết quả kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009, trong 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng HCBVTV, trong đó 4% có hoạt chất độc vượt giới hạn cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục Bảo vệ Thực vật phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng HCBVTV, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng HCBVTV đủ khả năng gây độc đối với người sử dụng [7].

Lượng HCBVTC sử dụng trên tất cả các loại cây trồng ở nước ta bình quân 0,2 - 0,24 kg a.i/ha/năm. Song ở các loại rau, lượng này là 0,4 - 0,5 kg a.i. Cá biệt, tại vùng rau Đà Lạt, xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) theo số liệu điều tra của Viện Bảo vệ Thực vật, lượng hóa chất bảo vệ thực vật cho cây rau lên tới 1,2 - 1,5 kg a.i [12].

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật trong tháng 10/2012, Cục BVTV đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành lấy 50 mẫu rau (xà lách, rau diếp, rau húng và rau mùi) tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội để kiểm nghiệm các chỉ tiêu về dư lượng HCBVTV và kim loại nặng. Kết quả có 29/50 mẫu (58%) phát hiện có dư lượng HCBVTV; 20 mẫu (chiếm 40%) phát hiện có kim loại nặng. Đối với rau tươi, hiện có khoảng 6- 7% lượng rau xanh trên thị trường có dư lượng HCBVTV vượt ngưỡng cho phép, 40% mẫu rau, giá đỗ có thành phần vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép. Còn theo khảo sát của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, trong hơn 500 mẫu rau quả mà Cục kiểm tra thì có trên 6% nhiễm HCBVTV bị cấm sử dụng [11].

Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2011 đến 11/2012, Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm tỉnh Quảng Bình đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ và lấy mẫu rau các loại tại 8 chợ đầu mối và 9 vùng trồng rau trên địa

bàn tỉnh Quảng Bình đã phát hiện 169 mẫu cịn tồn dư thuốc BVTV. Vùng trồng rau phát hiện 27/58 mẫu (chiếm 47%), các chợ phát hiện 142/302 mẫu (chiếm 47%), có 57 mẫu rau phát hiện có dư lượng HCBVTV thuộc danh mục cấm gồm: Gama- BHC: phát hiện 1/360 mẫu; Heptachlor epoxide: phát hiện 5/360 mẫu; Endosulfan I: phát hiện 1/360 mẫu; Metyl parathion: phát hiện 50/360 mẫu, 21/360 mẫu phát hiện Diclovos, 28/360 mẫu phát hiện Prothiofos, phát hiện 2 mẫu rau có hàm lượng Metyl parathion vượt 1,5-1,6 lần giới hạn cho phép [13].

1.3.2. Tác động của HCBVTV đối với sức khỏe con người

Hầu hết HCBVTV đều độc với con người và động vật máu nóng ở các mức độ khác nhau. HCBVTV có thể xâm nhập vào cơ thể con người và động vật qua nhiều con đường khác nhau, thơng thường qua 3 con đường chính: hơ hấp, tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp. Khi tiếp xúc với HCBVTV, con người có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuộc phạm vi ảnh hưởng của thuốc.

Chất độc cấp tính: Mức độ gây độc phụ thuộc vào lượng thuốc xâm nhập vào cơ thể. Ở dưới liều gây chết, chúng không đủ khả năng gây tử vong, dần dần bị phân giải và bài tiết ra ngoài.Loại này bao gồm các hợp chất pyrethroid, những chất photpho hữu cơ, carbamat, thuốc có nguồn gốc sinh vật.

Nhiễm độc cấp tính là nhiễm độc tức thời khi một lượng đủ lớn HCBVTV thâm nhập vào cơ thể. Những triệu chứng nhiễm độc tăng tỉ lệ với việc tiếp xúc và trong một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện bệnh lý của nhiễm độc cấp tính: mệt mỏi, ngứa da, đau đầu, lợm giọng, buồn nơn, hoa mắt, chóng mặt, khô họng, mất ngủ, tăng tiết nước bọt, yếu cơ, chảy nước mắt, sảy thai, nếu nặng có thể gây tử vong.

Chất độc mãn tính: Có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể vì chúng rất bền, khó bị phân hủy và bài tiết ra ngoài. Thuốc này gồm nhiều hợp chất chứa clo hữu cơ, asen, chì, thủy ngân [11].

Nhiễm độc mãn tính là nhiễm độc gây ra do tích lũy dần trong cơ thể. Thơng thường, khơng có triệu chứng nào xuất hiện ngay trong mỗi lần nhiễm. Sau một thời gian dài, một lượng chất độc lớn tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng lâm sang. Biểu hiện bệnh lý của nhiễm độc mãn tính là: kích thích các tế bào ung thư

phát triển, gây đẻ quái thai, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, suy nhược nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây tổn hại cho gan, thận và não [11].

1.3.3. Ngộ độc HCBVTV ở Việt Nam

Năm 1990, một thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy có khoảng 25 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc HCBVTV mỗi năm. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có con số ước tính trên phạm vi tồn cầu, nhưng hiện có 1,3 tỷ lao động trong ngành nông nghiệp và có thể hàng triệu ca nhiễm độc HCBVTV vẫn đang xảy ra hàng năm.

Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trên thế giới hàng năm có trên 40.000 người chết vì ngộ độc rau trên tổng số 2 triệu người ngộ độc. Tại Việt Nam, con số người bị ngộ độc cũng không nhỏ. Từ năm 1993-1998, hàng chục ngàn người bị nhiễm độc do ăn phải rau quả cịn dư lượng HCBVTV. Nặng nhất ở Đồng bằng sơng Cửu Long, năm 1995 có 13.000 người nhiễm độc, trong đó có 354 người chết.

Theo thống kê của Cục An toàn và vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế, từ năm 2000-2007 đã có tới 205 vụ ngộ độc với 3.673 người mắc, 23 người chết do thực phẩm gây ngộ độc là rau, củ, quả.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2012 đã xảy ra 112 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3.000 người mắc, trong đó nhiều trường hợp đã tử vong, riêng 6 tháng đầu năm 2013, cả nước đã xảy ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.856 người mắc, 1.649 người nhập viện và 18 trường hợp tử vong. Theo khảo sát của Bộ Y tế trong số 200.000 người/năm bị ung thư thì có 35% trong số đó liên quan đến thực phẩm ơ nhiễm chất độc [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số mũ lyapunov và sự không ổn định (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)