Phân loại chi phí và lợi ích trong dự án Điện gió Bạc Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi phí lợi ích mở rộng dự án điện gió bạc liêu (Trang 44)

Chi phí Lợi ích

Năm đầu

 Phí đầu tư ban đầu

 Phí th cơng nhân xây dựng

 Chi phí cơ hội

 Phí mơi trường: Phí xử lý khơng khí (xử lý bụi trong quá trình xây dựng, lắp đặt).

 Chi phí khác

(khơng có)

Các năm sau

 Phí bảo trì máy móc, thiết bị

 Tiền lương cán bộ, công nhân vận hành

 Thuế doanh nghiệp

 Phí mơi trường: Phí nước sử dụng để phục vụ sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên trong dự án. Các thành phần mơi trường khác ít bị tác động.

 Doanh thu bán điện

 Lượng giảm phát thải khí CO2

Năm cuối (khơng có)  10% chi phí thiết bị cuối

Nhằm mục đích tính hiệu quả kinh tế sau khi thực hiện dự án Điện gió Bạc Liêu, cần lượng hóa thành tiền các chi phí và lợi ích mà dự án mang lại (được liệt kê ở bảng 3.1), từ kết quả thu được tiến hành tính tốn các giá trị NPV, BCR, IRR. Từ đó, phần phân tích chi tiết và lượng hóa cụ thể chi phí - lợi ích được trình bày cụ thể ở mục 3.1.1 và 3.1.2.

3.1.1. Chi phí của dự án 3.1.1.1. Chi phí cơ hội 3.1.1.1. Chi phí cơ hội

Trên cùng một diện tích đất nói chung, con người có rất nhiều phương án để khai thác và sử dụng. Có thể kể đến như trồng rừng, trông cây nông nghiệp, xây dựng khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị, khai thác khoáng sản hoặc làm du lịch...Trong rất nhiều phương án đó, con người phải quyết định sử dụng phương án nào là tối ưu nhất. Do quy luật về sự khan hiếm, nên sẽ tồn tại sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Lựa chọn tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Nói cách khác, việc chọn một phương án khai thác và sử dụng khu vực sẽ đồng nghĩa với việc bỏ lợi ích thu được từ những phương án còn lại.

Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực đặt dự án (tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) để xét xem có thể có những mục đích sử dụng nào. Thực tế cho thấy, đất ở đây là vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, có xu thế thối hố nhanh vì thành phần cơ giới nhẹ, đặc biệt khả năng giữ nước rất kém, không thể sử dụng để trồng trọt. Người dân Vĩnh Trạch Đông hầu như quanh năm chỉ biết lam lũ trên những vuông tôm hay cào nghêu trên băi bồi ngập mặn dưới rặng bần, rặng đước... Giả thiết tồn bộ đất dự án đều có tiềm năng ni tơm; Với dữ liệu: tổng diện tích đất của dự án vào khoảng 500ha; nếu dự án khơng triển khai thì người dân khu vực sẽ nuôi tôm với mức thu nhập 35 triệu đồng/ha/vụ; 1 năm có 2 vụ [13].

Vậy, chi phí cơ hội cho việc xây dựng dự án Điện gió Bạc Liêu là: 35.000.000 (VNĐ) x 2 x 500 (ha) = 35.000.000.000 (VND)

3.1.1.2. Chi phí đầu tư ban đầu

Dự án thuộc đối tượng được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do sản xuất điện từ năng lượng gió (theo Thơng tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC- BTN&MT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg

ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch của Bộ Tài chính – Bộ Tài ngun

và Mơi trường). Đây là chính sách hỡ trợ rất cần thiết của Nhà nước khuyến khích việc mở rộng xây dựng các dự án sản xuất điện gió ở Việt Nam.

Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm các khoản chi phí: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí dự phịng, lãi vay trong thời gian thực hiện, chi phí khác. Chi tiết về tổng mức đầu tư của Dự án trong bảng 3.2 [15]:

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp mức đầu tư

TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VNĐ 5 258 707 160 093

1 Chi phí xây dựng VNĐ 322 925 738 562

2 Chi phí Thiết bị VNĐ 4 224 038 736 802

+ Tổ hợp Turbine gió VNĐ 3 893 350 823 171

+ Trạm biến áp và đường dây truyền tải

điện VNĐ 252 537 907 631

+ Thiết bị lắp ráp (Máy móc lắp, cần

cẩu…) VNĐ 1 087 200 006 000

3 Chi phí khác VNĐ 602 011 389 032

4 Dự phịng phí 5% (1+2+3) VNĐ 99 731 297 920

Nguồn: Công ty TNHH XD-TM-DL Cơng Lý

3.1.1.3. Chi phí trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên

Tiền lương cho cơng nhân xây dựng

Q trình xây dựng dự án cần thuê 1000 công nhân. Dựa vào bậc lương theo các Nghị định: 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009; 108/2010/NĐ-CP ngày

29/10/2010; 107/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010, 70/20101/NĐ-CP ngày 22/8/2011, 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012, 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013; 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 và nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 về “Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”, tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên tỉnh Bạc Liêu từ năm 2010 đến năm 2016 lần lượt là: 650.000 (VNĐ/tháng); 810.000 (VNĐ/tháng); 1.050.000 (VNĐ/tháng); 1.550.000 (VNĐ/tháng); 2.100.000 (VNĐ/tháng) và 2.400.000 (VNĐ /tháng).

Vậy, tiền lương trả cho công nhân trong 6 năm xây dựng (từ năm 2010 đến năm 2016) sẽ được tính theo tiền lương trả cho công nhân mỗi năm và số lương cơng nhân lao động (1000 cơng nhân). Theo đó, tiền lương phải trả cho công nhân từ năm 2010 đến năm 2016 lần lượt là: 2.600.000.000 (VNĐ/tháng) (do tháng 9/2010 dự án mới khởi công nên chỉ phải trả tiền lương 4 tháng cuối năm 2010); 9.720.000.000 (VNĐ/tháng); 12.600.000.000 (VNĐ/tháng); 18.600.000.000 (VNĐ/tháng); 25.200.000.000 (VNĐ/tháng); 28.800.000.000 (VNĐ/tháng)

Tổng số tiền trả cho công nhân trong 6 năm xây dựng (từ năm 2010 đến năm 2016) là là 94.920.000.000 VNĐ

Tiền lương trả cán bộ công nhân viên

Sau khi xây dựng hoàn thành, dự án cần khoảng 100 cán bộ công nhân viên quản lý. Dựa vào bậc lương hàng năm theo nghị định về “quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”, xét dự án trong 20 năm, giả thiết từ năm 2016 đến năm 2028, mức lương người lao động ở doanh nghiệp mỗi năm tăng lên 14%. Vậy tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên tỉnh Bạc Liêu từ năm 2010 đến năm 2028 lần lượt là: 650.000 (VNĐ/tháng); 810.000 (VNĐ/tháng); 1.050.000 (VNĐ/tháng); 1.550.000 (VNĐ/tháng); 2.100.000 (VNĐ/tháng); 2.400.000 (VNĐ /tháng); 2.736.000

(VNĐ/tháng); 3.110.040 (VNĐ/tháng); 3.555.706 (VNĐ/tháng); 4.053.504 (VNĐ/tháng); 4.620.995 (VNĐ/tháng); 5.267.934 (VNĐ/tháng); 6.005.445 (VNĐ/tháng); 6.846.207 (VNĐ/tháng); 7.804.676 (VNĐ/tháng); 8.763.145 (VNĐ/tháng); 9.721.614 (VNĐ/tháng); 10.680.083 (VNĐ/tháng); 11.638.552 (VNĐ/tháng).

Vậy, tiền lương trả cho cán bộ liên tục trong 20 năm vận hành sẽ được tính dựa theo tiền lương trả cho cán bộ công nhân mỗi năm và số lượng cán bộ (100 cán bộ). Từ năm 2010 đến năm 2028, tiền lương cần trả cho cán bộ công nhân lần lượt là: 260.000.000 (VNĐ/tháng); 972.000.000 (VNĐ/tháng); 1.260.000.000 (VNĐ/tháng); 1.860.000.000 (VNĐ/tháng); 2.520.000.000 (VNĐ/tháng); 2.880.000.000 (VNĐ/tháng); 3.283.200.000 (VNĐ/tháng); 3.732.048.000 (VNĐ/tháng); 4.266.847.000 (VNĐ/tháng); 7.206.534.000 (VNĐ/tháng); 8.220.448.000 (VNĐ/tháng); 9.365.611.000 (VNĐ/tháng); 10.691.880.000 (VNĐ/tháng); 12.029.100.000 (VNĐ/tháng); 13.366.330.000 (VNĐ/tháng); 14.703.560.00 (VNĐ/tháng); 16.040.780.000 (VNĐ/tháng); 17.378.010.000 (VNĐ/tháng); 18.715.240.000 (VNĐ/tháng);

Tổng số tiền phải trả cho cán bộ công nhân viên vân hành dự án 20 năm là 148.486.380.000 VNĐ

3.1.1.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13, “mức thuế suất ưu đãi là 10% và 20% tùy vào doanh nghiệp đầu

tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, khu kinh tế hoặc khu cơng nghệ cao hoặc các lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn hưởng ưu đãi, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trở lại mức thuế suất thông thường”

Do dự án Điện gió Bạc Liêu là dự án sản xuất nguồn điện sạch, thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư của Nhà nước, nên dự án được đóng thuế theo chế độ ưu đãi là 10%.

Do dự án điện gió Bạc Liêu được chia làm 2 giai đoạn với các năm và công suất khác nhau, sản lượng điện theo từng năm cũng khác nhau, dẫn đến thuế mà dự án phải đóng theo từng năm là khác nhau. Theo kết quả sản lượng điện từng năm (được trình bày mục 3.1.2), tính tốn được thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng hàng năm là:

- Từ năm 2013-2014: 10.231.200.000(VNĐ)

- Trong năm 2015: 41.806.000.000 (VNĐ)

- Từ năm 2016 đến năm 2028: 56.448.000.000 (VNĐ)

Từ đó, tính được tổng số tiền phải đóng thuế trong 20 năm là 796.093.200.000 VNĐ

3.1.1.5. Chi phí và tác động mơi trường của Dự án

Môi trường đất

Phần diện tích mà Dự án cần để triển khai, hoạt động là tương đối lớn, khoảng 500ha. Các hoạt động tiền triển khai và hoạt động xây dựng, hoạt động sau Dự án tác động nhất định đến mơi trường đất ở địa phương. Tuy nhiên có thể thấy chất lượng đất ở địa bàn chủ yếu là cát bay, ít giá trị nơng nghiệp. Vì vậy, các tác động coi như không đáng kể.

Chất thải rắn

Trong thời gian dự án đi vào hoạt động, lượng rác thải không nhiều, chỉ cần sử dụng biện pháp xử lý đơn giản ví dụ như chơn lấp ở băi rác thải chung, tự thiêu đốt hoặc làm hợp đồng với các cơ quan có chức năng để thu gom, vận chuyển đến nơi đổ thải chung của địa phương.

Theo đó, chi phí chơn lấp rác hợp vệ sinh rác khơng tính đến thu hồi vốn đầu tư theo mặt bằng giá cuối năm 2012 là 120.000 - 132.000 VNĐ/tấn/ngày [25]

Mơi trường khơng khí

Bụi phát sinh do san lấp mặt bằng, vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng, thi công xây dựng nhà xưởng, vận chuyển lắp đặt máy móc thiết bị, các phương tiện

giao thông vận tải đi lại, các máy móc thi cơng. Các nguồn ơ nhiễm này gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng mơi trường khơng khí khu vực nhưng chỉ là nguồn ngắn hạn. Theo đó, tổng diện tích dự án là 500ha, giả thiết định kỳ mỗi tháng dự án xử lý ô nhiễm bụi 1 lần với giá quét bằng máy là 118.000 – 237.000 VNĐ/ha3 [25]. Vậy, trong các năm xây dựng, mỡi năm dự án cần chi trả ít nhất cho việc xử lý ô nhiễm bụi:

118.000 (VNĐ) x 500 (ha) x 12 (tháng) = 708.000.000 (VNĐ) Từ đó, tổng số tiền xử lý bụi trong 6 năm xây dựng là 3.540.000.000 VNĐ

Môi trường nước

- Nước mưa: Khi dự án bắt đầu hoạt động, nước mưa chảy tràn là rất ít vì phần

lớn sẽ ngấm nhanh xuống đất cát. Phần chảy tràn trên bề mặt đã được bê tơng hóa (sân băi, nhà xưởng, các cơng trình phụ trợ, hệ thống đường liên thơng trong khn viên Dự án...) có thể thu gom và thải thẳng ra ngồi vì trong nước chảy tràn này có chứa rất ít các tác nhân gây ơ nhiễm ra mơi trường.

- Nước thải sinh hoạt: là nước thải sau khi phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ

công nhân viên: Vệ sinh, tắm rửa, nước thải từ nhà bếp, nhà ăn ca. Lưu lượng của nước thải được tính như sau:

+) Nước dùng cho vệ sinh của cán bộ công nhân viên trong nhà máy: Tiêu

chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân theo quy định 20/TCN 33-85 của Bộ xây dựng là 35 lít/người/ca. Như vậy lượng nước dùng cho tắm rửa và vệ sinh của khoảng 1000 công nhân trong quá trình xây dựng và 100 cán bộ cơng nhân viên của nhà máy lần lượt là: Q1 = 70 m3/ngày và Q2 = 7,0 m3/ngày.

+) Nước dùng cho nhu cầu chuẩn bị bữa ăn của cán bộ công nhân viên trong nhà máy: Tiêu chuẩn theo thiết kế TCVN 3373-87, lượng nước dùng cho nhà ăn tập

thể tính cho 1 người với một bữa ăn và sinh hoạt là 25 lít nước. Vậy lượng nước từ nhà ăn dành cho 1000 cơng nhân trong q trình xây dựng và 100 cán bộ trong thời gian vận hành lần lượt là: Q3 = 25 m3/ ngày và Q4 = 2,5 m3/ ngày

Vậy, trong giai đoạn thi công, từ năm 2010 đến năm 2028, lượng nước tiêu hao cần cho dự án bao gồm cả nước dành cho cán bộ và nước dành cho công nhân:

Qsh1 = Q1 + Q2 + Q3+ Q4 = 70 +7,0 + 25 + 2,5 = 104,5 m3/ ngày

Trong giai đoạn vận hành từ năm 2016 đến năm 2028, lượng nước tiêu hao cần cho dự án là lượng nước do cán bộ sử dụng:

Qsh2 = Q2 + Q4 = 9,5 m3/ ngày

Tuy vậy, nước thải trong khu vực Dự án chủ yếu là nước thải do quá trình sinh hoạt của Ban quản lý Dự án tạo nên. Do vậy không cần phải cử nhân viên chịu trách nhiệm theo dõi về chất lượng và số lượng. Nước sinh hoạt được sử dụng là nguồn nước máy địa phương nên Công ty sẽ chi trả theo hóa đơn, trong đó đã gồm 10% phí Bảo vệ mơi trường. Theo đó, giá bán nước cho các cơ quan sản xuất vật chất là 9.796 (đồng/m3). Vậy, trong 20 năm hoạt động, mỗi năm dự án sẽ phải trả chi phí nước:

- Năm 2010, do tháng 9 bắt đầu khởi công, nên dự án chỉ phải chi trả tiền nước cho 4 tháng cuối năm: 122.841.840 (VNĐ)

- Từ năm 2011 đến năm 2015: 373.643.930 (VNĐ) - Từ năm 2016 đến năm 2028: 33.967.630 (VNĐ)

Vậy, tổng số tiền chi phí cho nguồn nước trong 20 năm vận hành của dự án là 5.849.799.000 VNĐ

Tiếng ồn

Tiếng ồn được xác định là nhân tố gây tác động tiêu cực lớn nhất của các trang trại gió nói chung. Tiếng ồn có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau, đáng kể nhất là tiếng ồn của động cơ và tiếng ồn từ ma sát cánh quạt và gió. Tuy nhiên, tiếng ồn vật lý từ động cơ turbine và động cơ chính sản sinh ra điện năng có thể được khống chế bằng các biện pháp kỹ thuật hiện đại trong sản xuất thiết bị. Tiếng ồn phát sinh do lực ma sát cánh quạt - gió là điều khó có thể tránh khỏi.

- Tránh hoạt động nhiều máy gây ồn lớn cùng một lúc hoặc hoạt động vào thời gian nghỉ ngơi từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Các máy trộn bê tơng và các máy móc có phát sinh tiếng ồn lớn sẽ đặt cách xa khu vực dân cư tối thiểu 50m.

- Thường xuyên tra dầu mỡ cho máy móc xây dựng, giảm thiểu tiếng

ồn phát sinh.

Theo quy chuẩn Việt Nam về bảo vệ môi trường, giới hạn tối đa cho phép của tiếng ồn 6h–21h và từ 21h – 6h lần lượt là 70dB và 55dB (theo QCVN

26:2010/BTNMT quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng tới các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lănh thổ Việt Nam).

Theo hồ sơ thông báo về tiêu chuẩn kỹ thuật turbine GE 1.6-82.5 được lựa chọn, trong điều kiện tốc độ gió lên đến 10m/s thì độ ồn phát sinh từ mỡi turbine trong quá trình hoạt động là 30dB. Ở khoảng cách ngồi 300m tính từ chân cột turbine thì khơng nghe thấy âm thanh. Như vậy, độ ồn phát sinh là không đáng kể trong một phạm vi xây dựng rộng lớn như khn viên triển khai dự án này. Vì vậy, so sánh với Quy chuẩn 26/2010/BTNMT, tiếng ồn khi Dự án hoạt động là chấp nhận được đối với điều kiện sinh hoạt, kinh tế - xã hội trên địa bàn (30dB < 55dB), dự án không vi phạm và vượt quá giới hạn chuẩn mực cho phép, dự án không phải chịu chi phí về sử phạt hành chính trong lĩnh vực mơi trường tiếng ồn.

Mặc dù vậy, trên thực tế, theo các nghiên cứu chuyên môn cho thấy tiếng ồn của các turbine gió là tiếng ồn hạ âm, các trục quay của turbine gió gây ra sóng âm dao động từ 1 đến 20 lần mỗi giây, tần số này thấp đến độ tai người không thể nghe thấy được, gây ra cảm giác rất khó chịu, đặc biệt là vào buổi đêm. Tiếng ồn hạ âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi phí lợi ích mở rộng dự án điện gió bạc liêu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)