Bên cạnh việc tạo thành sản phẩm chính [Au(L)Cl], phối tử H2L có thể bị oxi hóa bởi Au3+ kèm theo quá trình tách S và đóng vịng. Phức chất của sản phẩm đóng vịng (L2) với Au(I) có thể đƣợc phân lập ra từ hỗn hợp phản ứng. [20]
Hình 1.10. Phức chất [AuIII(L)Cl] (a) và [AuI
(L2)Cl](b)
Hình 1.11. Cơ chế oxi hóa phối tử H2L bởi Au(III)
Nghiên cứu trƣớc đây đã cho thấy phức chất của Re (V) và Au (III) với phối tử benzamiđin ba càng dẫn xuất từ thiosemicacbazit có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thƣ vú ở ngƣời rất tốt. Để đánh giá độc tính tế bào của một hợp
chất, ngƣời ta dùng giá trị IC50, là nồng độ của hợp chất đó có khả năng ức chế đƣợc 50% sự phát triển của tế bào.
Các phối tử thiosemicacbazit H2Lvà phức chất [ReO(L)Cl] và [Au(L)Cl] đều có giá trị IC50 đối với tế bào ung thƣ vú rất thấp, nằm trong khoảng thừ 0,17 M – 9,04 M. Trong hầu hết các trƣờng hợp, hoạt tính của phức chất đều tăng đáng kể so với phối tử tự do tƣơng ứng. Đối với phối tử sự ảnh hƣởng của các nhóm thế trong hợp phần thiosemicacbazit có ảnh hƣởng đến hoạt tính của nó cụ thể là khi giảm độ ƣa nƣớc thì hoạt tính giảm nhẹ. Giá trị IC50 của H2L với nhóm thế NR3R4 = N(Me)2, N(C4H8O), N(Me)(Ph), N(Pr)2 lần lƣợt là 0,23 M; 0,74M; 0,85M;
9,04M. Trong khi đó các nhóm thế này hầu nhƣ khơng ảnh hƣởng tới hoạt tính của các [ReO(L)Cl] và [Au(L)Cl].
Khi nghiên cứu hoạt tính sinh học của sản phẩm tạo thành khi thế phối tử cloro trong [ReO(L)Cl] và [Au(L)Cl] bằng các phối tử một càng khác nhƣ, SCN-, CN-, N3- thì thấy giá trị IC50 có thay đổi. Giá trị IC50 của [Au(L)(CN)] thấp hơn giá trị IC50 của [Au(L)Cl] khoảng 20 lần. Do liên kết Au-CN trơ hơn liên kết Au-Cl nên trong trƣờng hợp này, sự tăng hoạt tính sinh học khơng liên quan tới việc phân li phối tử một càng mà quyết định bởi toàn bộ phân tử phức chất. Tuy nhiên phức chất [ReO(L)Cl] lại có giá trị IC50 tƣơng tự với các phức chất [ReO(L)X] khác (X = SCN-, CN-, N3-). Mặt khác khi thay thế Cl- trong [ReO(L)Cl] bằng phối tử hai càng thì làm mất hẳn hoạt tính của phức chất. Do vậy, ta có thể kết luận sự linh động của phối tử một càng là yếu tố quyết dịnh cho hoạt tính sinh học của các phức chất ReO(V) với H2L. [17, 20]
Cho đến nay, các phức chất bezamidin ba càng dẫn xuất từ thiosemicacbazit với các kim loại chuyển tiếp có hoạt tính sinh học cao và vẫn đang đƣợc nghiên cứu rộng rãi, mối quan hệ giữa hoạt tính sinh học với các dạng vòng càng vẫn đang đƣợc chứng minh. [20]
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào các phức chất Pd(II) với của 4 phối tử benzamiđin ba càng dẫn xuất từ thiosemicacbazit: