từ trầm tích vào trong nƣớc ngầm trong tự nhiên [3]
Ô nhiễm Asen trong nước ngầm là thực trang đáng lo ngại ở cả Việt Nam và nhiều nước khác trên Thế Giới, với quy mô tác hại rất lớn trên cả phương diện khu vực và số người chịu ảnh hưởng. Có rất nhiều cư dân chịu lệ thuộc vào nguồn nước ngầm, sử dụng nước ngầm như là nguồn nước duy nhất hoặc chủ yếu dùng cho sinh
hoạt. Hơn thế nữa, đối tượng dùng nước giếng khoan thường là nông dân ở vùng nông thôn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhận thức về an toàn vệ sinh nước ăn uống chưa cao. Chính vì vậy, nhiệm vụ đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu Asen là những vấn đề cần sớm được giải quyết triệt để [14]. Sau khi thảm họa môi trường do Asen gây ra tại Bănglađet và Ấn Độ được phát hiện, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đã bắt tay vào cuộc nhằm tích cực giảm thiểu ảnh hưởng của sự cố này. Một trong những mục tiêu của chính sách giamr thiểu nhiễm độc Asen là phải xác định hàm lượng Asen tại tất cả các nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt (đặc biệt là khu vực bị ơ nhiễm), tìm ra nguồn gốc của sự ô nhiễm (do tự nhiên hay do dân sinh) để có biện pháp xử lý kịp thời. Tại Việt Nam, tiểu ban chỉ đạo Quốc gia về giảm thiểu Asen đã được thành lập tháng 10 năm 2002 trực thuộc Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiểu ban này đã đề xuất kế hoạch hành động gồm 5 mục tiêu trong đó có mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu những khu vực bị ô nhiễm Asen vượt trên tiêu chuẩn Quốc gia, trên cơ sở đó đưa ra những lý giải về sự ô nhiễm cũng như biện pháp khắc phục.
Ô nhiễm Asen trong nước ngầm được chứng minh chủ yếu là do yếu tố tự nhiên (yếu tố nhân sinh như ơ nhiễm do khai khống quặng cũng được đề cập, nhưng không biến). Như vậy, tìm hiểu cơ chế của sự ơ nhiễm Asen từ trầm tích vào mơi trường nước ln là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu cần được giải quyết để có thể có được một giải pháp tồn diện nhằm giảm thiểu ơ nhiễm Asen. Gần đây nhất nhóm nghiên cứu của PGS. TS TRần Hồng Côn thuộc trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên đã đưa ra giải pháp loại bỏ Asen trong nước ngầm dùng làm nước sinh hoạt dựa vào hệ thống khống lọc. Thành cơng này dựa trên nhiều năm nghiên cứu khảo sát “hành vi” của Asen trong môi trường đất và nước ngầm, cũng như tương tác của Asen với các khoáng tự nhiên.
Cho tới nay đã có nhiều giả thuyết đưa ra về nguyên nhân tự nhiên của quá trình hình thành và phát tán Asen trong nước. Cơ chế địa hóa được tập trung nghiên cứu và được chấp nhận rộng rãi nhất là sự tương tác của Asen với khoáng kim loại (chủ yếu là khống sắt) trong trầm tích và ảnh hưởng cạnh tranh của các oxy anion
có mặt trong nước ngầm. Trầm tích và nước ngầm của nhiều khu vực trên Thế giới như Bănglađet, Ấn độ đã được sử dụng nghiên cứu trong nhiều dự án tìm hiểu cơ chế ô nhiễm Asen tự nhiên. Ở Việt Nam mặc dù thực tạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm đã được xác định, nhưng cơ chế gây ra ô nhiễm tự nhiên đó chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ. Mặt khác, việc áp dụng cơ chế giải thích ơ nhiễm của một vùng, một khu vực, một quốc gia để lý giải cho ô nhiễm ở vùng khác, khu vực khác là bất khả thi bởi Asen trong nước ngầm biến động trong khoảng nồng độ rất rộng, từ vài chục đến vài nghìn µg/l [2, 7] . Thêm vào đó, đặc điểm thủy địa hóa (như tuổi trầm tích, cáu trúc tầng ngậm nước, chiều dòng chảy nước ngầm…) của các khu vực khác nhau là khác nhau. Trầm tích và nước ngầm của đồng bằng sơng Hồng nói riêng và của Việt Nam nói chung được coi là đối tượng khá mới cho các nghiên cứu về đặc tính thủy địa hóa liên quan đến ơ nhiễm Asen trong nước ngầm. Tính tới thời điểm này, số dự án tập trung nghiên cứu về cơ chế ô nhiễm Asen tự nhiên ở Việt Nam còn khá khiêm tốn nếu so sánh với các dự án ở các quốc gia điểm nóng về ơ nhiễm Asen khác như Bănglađet, Ấn độ. Bởi vậy, việc mở ra và phát triển các nghiên cứu về cơ chế giải phóng Asen từ trầm tích vào nước ngầm ở vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng và các khu vực ơ nhiễm của Việt Nam nói chung là rất cần thiết.