Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 37 - 57)

1.56% 0.10% 2.17% 1.82% 47.04% 47.35% Đất đỏ Đất đen điển hình Đất đá bọt Đất tầng mỏng Ao hồ Sơng suối

Nhóm đất tầng mỏng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích tồn huyện (45 ha), phân bố ở xã Xuân Mỹ. Nhóm đất này chủ yếu được hình thành trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan. Do chất lượng đất kém, bị thối hóa nghiêm trọng, nên chỉ dành cho trồng rừng hoặc cây có độ che phủ thay thế cây rừng.

Huyện có tới 88,7% diện tích là dưới 80 khá thuận lợi cho mục đích nơng nghiệp cũng như xây dựng các điểm dân cư và cơ sở hạ tầng. 24,1% diện tích đất thuộc tầng mỏng (<50cm), 13,6% thuộc tầng trung bình (50-70cm), chỉ có 58,3% thuộc tầng dày và rất dày (>70cm).

Bảng 2.2. Diện tích đất phân theo độ dốc - tầng dày

Độ dốc Diện tích Tầng dày(cm) Ha % < 30 30-50 50-70 70-100 >100 0-30 3-80 8-150 15-200 >200 Hồ Sông suối 18.136 23.376 2.683 36 724 1.015 841 38,8 49,9 5,7 0,1 1,5 2,2 1,8 2.324 50 36 724 2.678 4.820 623 744 5.664 97 2.677 14.661 7.866 2.010 Tổngcộng (ha) Tỷ lệ (%) 46.855 100,0 100,0 3.134 6,7 8.121 17,4 6.408 13,6 2.774 5,9 24.537 52,4

(Nguồn: phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Cẩm Mỹ)

Nhìn chung trong 4 nhóm đất của huyện, nhóm đất đỏ (Ferrasols) có nhiều ưu điểm nhất, khá thích hợp với các loại cây lâu năm. Kế đến là đất đen và đất đá bọt núi lửa, nhưng do bị hạn chế bởi yếu tố tầng dày nên chỉ thích hợp với cây hàng năm và rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn.

- Nước mặt : Phần lớn sông suối trong địa phận Cẩm Mỹ thường ngắn và dốc nên khả năng giữ nước kém, nghèo kiệt vào mùa khơ. Huyện có 2 hệ thống sơng suối chính: Sơng Ray, các hệ thống suối thuộc lưu vực sông Thị Vải.

+ Hệ thống Sơng Ray: bắt nguồn từ khu vực phía nam và tây nam núi Chứa

Chan, diện tích lưu vực trong phạm vi huyện Cẩm Mỹ khoảng 300 km2 với các nhánh suối chính như: suối Gia Hoét, suối Tầm Bó, suối Trung, suối Thề, ...Sơng chính có chiều dài: 60 km, đoạn chảy qua huyện Cẩm Mỹ dài 20-25 km, lưu lượng trung bình 10,6 m3/s. Ngoại trừ dịng chính có nước quanh năm, đại bộ phận các

nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô. Trên hệ thống Sông Ray đã xây dựng

được các hồ chứa nước nhỏ như: Hồ Suối Vọng, Hồ Suối Đơi, đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do lượng nước được tích trong hồ khơng lớn, địa hình vùng tưới bị chia cắt nên phạm vi tưới thường hẹp, chi phí cho tưới khá cao. Hồ Suối Rang khả năng giữ nước kém nên năng lực tưới rất hạn chế.

+ Các nhánh suối thuộc hệ thống Sông Thị Vải: bắt nguồn từ khu vực phía

Tây nam núi Đầu Rìu và núi Hàng Gịn, diện tích lưu vực: 300-400 km2, bao gồm các suối chính như: suối Quýt, suối Thái Lan, suối Rìu, suối Rầm, suối Sóc,… nhưng do thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này đa phần đều cạn kiệt nước vào cuối mùa khô.

- Nước ngầm: Huyện Cẩm Mỹ nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên

đất đỏ được phong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30 m. Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-120m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12 l/s, chất lượng tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác chủ yếu cho sinh hoạt và tưới cà phê, tiêu, cây ăn quả.

2.1.3.3. Tài nguyên khoáng sản:

Tài ngun khống sản trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ khơng nhiều, chủ yếu là đất và đá được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Nguồn nguyên liệu này lấy từ núi Cẩm Tiên (xã Nhân Nghĩa),... Tổng diện tích các khu vực có thể khai thác đá xây dựng là 8,87 ha. Hàng năm có thể khai thác 25.000 – 30.000 m3 đá cho nhu cầu xây

dựng, sản xuất trên 2.000 bộ bàn, ghế đá các loại. Ngồi ra đất sét có trữ lượng khá lớn, hàng năm có thể khai thác, sản xuất trên 5 triệu viên gạch.

2.1.4. Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu

Cẩm Mỹ là huyện thuần nông nên chất lượng mơi trường ít bị ảnh hưởng .

- Mơi trường nước mặt: Nhìn chung cịn tốt, cơ bản đạt quy chuẩn Việt Nam

QCVN 08:2008/BTNMT, cột A1, A2, nhưng đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm cục bộ về chất hữu cơ do chất thải sinh hoạt, công nghiệp và chăn nuôi.

- Chất lượng nước ngầm: được đánh giá tương đối tốt, tuy nhiên có một số

giếng chỉ tiêu Coliform không đạt tiêu chuẩn nhưng mức độ khơng đáng kể. Ơ nhiễm vi sinh là do sử dụng các giếng chưa hợp vệ sinh (chưa được lát nền, chưa có che chắn cẩn thận và khoảng cách giếng chưa hợp lý so với các chuồng trại, cơng

trình vệ sinh,…). [nguồn: Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng kế

hoạch bảo vệ môi trường huyện Cẩm Mỹ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thực trạng môi trường ở Cẩm Mỹ ].

- Chất lượng khơng khí xung quanh huyện tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ một số khu vực gần đường giao thông ô nhiễm tiếng ồn cục bộ.

- Chất lượng khơng khí tại các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh 3733/2002/QĐ-BYT, tuy nhiên tại khu vực gần các trang trại chăn nuôi, chế biến hạt điều bị ơ nhiễm mùi hơi do các khí NH3, H2S, mecarptan,… và khí thải hạt điều có phenol.

- Vấn đề ơ nhiễm mơi trường do hoạt động chăn nuôi là một trong những vấn đề bức xúc và nổi cộm nhất về ô nhiễm môi trường, mặc dù một số cơ sở có xây hầm Biogas nhưng mùi hơi và nước thải vẫn cịn gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân sống chung quanh. Huyện đã tiến hành quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn ni nhưng khâu tổ chức di dời các trang trại chăn nuôi trong và gần các khu dân cư vào các vùng quy hoạch diễn ra còn chậm.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.1. Dân số và lao động

Năm 2010 dân số toàn huyện khoảng 158.000 người, mật độ dân số 337 người/km2 [nguồn: phòng Thống kê huyện Cẩm Mỹ ]. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,35% năm 2005 xuống còn 1,25% năm 2010. Do địa bàn huyện gần các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hịa…và do sức hút từ các khu công nghiệp ở các địa phương lân cận nên đã thu hút lực lượng lao động có sức khỏe, trình độ của huyện.

Tổng lao động năm 2014 ước khoảng 89.900 người, chiếm 56,89% tổng dân số. Cơ cấu lao động của huyện có sự dịch chuyển chậm: tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 14,9% năm 2005 lên 17,6% năm 2010, lao động công nghiệp từ 3,8% lên 5,1% và tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm tương ứng từ 81,4% xuống còn 77,2%. Chất lượng lao động tuy được nâng lên so với trước đây, nhưng số lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên vẫn cịn ít, địa bàn cịn thiếu nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và kinh doanh giỏi.

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Giai đoạn 2006 - 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,83%; trong đó ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng 33,29%/năm; dịch vụ tăng 24,22%/năm và nông - lâm nghiệp tăng dần 4,6%/năm.

Cơ cấu kinh tế Huyện chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng cịn chậm. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 57,12% năm 2010 nhưng có xu hướng giảm dần trong khi các ngành ngành công nghiệp tăng từ 7,38% năm 2005 lên 15,02% năm 2010 và dịch vụ từ 19,45% lên 27,86%.

Năm 2013, GDP của huyện ước đạt theo giá thực tế là 1.749 tỷ đồng (gấp 2,1 lần năm 2005) với tốc độ tăng trưởng cao nhưng quy mô nền kinh tế huyện chưa lớn, chỉ chiếm 3,35% nền kinh tế tồn Tỉnh. Thu nhập bình qn đầu người đã tăng

dần từ 5,43 triệu đồng năm 2005 lên 12,24 triệu đồng năm 2013 (tăng bình quân 17,65%/năm).

2.2.2.1. Thực trạng phát triển khu đô thị, dân cư nông thôn

- Phát triển đô thị: do là huyện nông nghiệp mới thành lập nên đô thị chưa

phát triển và Cẩm Mỹ hiện là một trong hai huyện của Đồng Nai chưa có thị trấn.

- Phát triển các khu dân cư nông thôn: sống tập trung chủ yếu dọc các trục

đường chính như: quốc lộ 56, đường tỉnh 764, 765, các tuyến đường huyện, đường xã và các trung tâm xã. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hộ dân sống rải rác trong vườn, rẫy, gây nhiều khó khăn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội phục vụ đời sống người dân. Do đó, huyện đã triển khai quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn trên địa bàn các xã với mục đích định hướng phát triển các khu dân cư nông thôn theo hướng tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng, quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả.

2.2.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông:

Giao thông đường bộ khá phát triển, tổng chiều dài đường bộ là 539 km trong đó đường quốc lộ là 12,8km, đường tỉnh là 46,4km, đường huyện là 93,7km và đường liên xã là 386,1 km. Mật độ đường đạt 1,05 km/km2 và khoảng 3,88 km/1.000 dân.

- Tuyến quốc lộ 56, đoạn đi qua Huyện dài 12,8 km từ giáp ranh Thị xã Long Khánh đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là trục đường giao thông đối ngoại quan trọng nhất của Huyện, là tuyến du lịch thuận lợi cho du khách trong và ngoài tỉnh đi Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Đường tỉnh lộ: 764 dài 18,1 km và 765 dài 28,3 km kết nối với rất nhiều tuyến liên huyện và đường giao thông nông thôn. Đây cũng là tuyến đường giao thống đối ngoại của vùng phía Đơng huyện Cẩm Mỹ.

- Đường huyện lộ có 9 tuyến với tổng chiều dài là 93,7 km. Trong đó, tuyến huyện lộ 10 có ý nghĩa rất quan trọng, nối các xã vùng phía Đơng của Huyện với quốc lộ 56 và đi đến trung tâm huyện Long Thành. Việc nối dài huyện lộ 10 đi qua các xã vùng phía Đơng sẽ tác động mạnh đến phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cả hai vùng phía Đơng và phía Tây của huyện.

- Đường liên xã: có tổng chiều dài là 386,1km. Trong đó, đường nhựa là 35,2 km còn lại là đường cấp phối và đường đất. Mạng lưới đường giao thơng nơng thơn được hình thành và phát triển khá về quy mô và số tuyến đường, nhưng chất lượng còn thấp.

b. Thủy lợi:

Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ được quan tâm đầu tư xây dựng nhiều hồ, đập chứa nước như: hồ Suối Đôi, hồ Suối Vọng, hồ Cầu Mới, Suối Sâu, Suối Cả, hồ Sơng Ray…có trữ lượng nước trung bình 4-6 triệu m3/năm. Các đập dâng gồm: đập suối Nước Trong (Xuân Bảo), đập Suối Sâu (Sơng Nhạn), đập Cù Nhí (Sơng Ray), đập Giao Thông (Lâm San). Các hồ, đập ở Cẩm Mỹ ngoài việc cung ứng nước tưới cho địa bàn Huyện mà cịn có vai trị rất quan trọng trong cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt cho các địa bàn lân cận và góp phần cải tạo khí hậu và nâng cao mực nước ngầm cho toàn vùng.

c. Giáo dục - đào tạo:

Tồn huyện hiện có 63 trường học các cấp, bao gồm 20 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 13 trường Trung học cơ sở, 03 trường Trung học phổ thơng. Ngồi ra huyện cịn có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 13 Trung tâm Học tập cộng đồng và 5 cơ sở tin học, ngoại ngữ. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 32,0%, khơng cịn phịng học ca ba, phòng tranh tre tạm bợ.

Năm học 2011-2012, huy động số học sinh ra lớp: nhà trẻ là 1.071 cháu (đạt tỷ lệ 77,72%), mẫu giáo là 4.613 cháu (đạt tỷ lệ 95,65%), tiểu học có 11.272 học sinh (đạt tỷ lệ 96,33%), Trung học cơ sở có 9.849 học sinh (đạt tỷ lệ 88,69%), Trung học phổ thơng có 5.053 học sinh.

d. Y tế:

Xây dựng mới Bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực với các loại thiết bị chẩn đoán kỹ thuật cao, đội ngũ y bác sĩ được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng. Đến nay, 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, 11/13 trạm y tế có bác sỹ cơng tác thường xuyên, đạt 1,58 bác sĩ/1vạn dân, các dịch vụ y tế tư nhân phát triển rộng khắp tạo thuận lợi cho nhân dân khám, chữa bệnh.

đ. Văn hóa thơng tin, thể dục – thể thao:

Tồn huyện có 9 trung tâm Văn hóa thể thao cấp xã bao gồm: Lâm San, Sơng Ray, Xn Đơng, Bảo Bình, Nhân Nghĩa, Thừa Đức, Xuân Đường, Xuân Mỹ và Xuân Tây; đối với xã Long Giao khơng xây dựng trung tâm văn hóa mà gắn với Trung tâm văn hóa Huyện. Tổ chức thẩm tra cơng nhận các thơn đạt chuẩn văn hóa, gia đình văn hóa, kết quả có 28.434/29.448 hộ gia đinh văn hóa (đạt 96,5%), 72/79 thơn văn hóa (đạt 91,14%).

Cơng tác thông tin, tuyên truyền đã được quan tâm đầu tư cả về vật chất, trang thiết bị, đến nay 13/13 xã đã có trạm truyền thanh khơng dây, phủ sóng 79/79 thơn. Từ đó góp phần tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân.

Phong trào thể dục thể thao được phát triển rộng khắp, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị đạt gần 90%; đơn vị xã đạt 20,5%. Tồn huyện có 36 sân bóng chuyền, 16 sân bóng đá, 28 sân cầu lơng, 2 sân tennis và 9 câu lạc bộ dưỡng sinh, 7 câu lạc bộ võ thuật đang hoạt động thường xuyên.

h. Điện:

Giá trị sản xuất trong 5 năm đạt 95 tỷ đồng, số hộ sử dụng điện 29.588 hộ, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 92,47%. Ngành điện đã đầu tư xây dựng lưới điện trung thế với tổng chiều dài 71km và lưới điện hạ thế 0,4Kv với chiều dài 123km, nâng tổng số chiều dài đường dây điện hạ thế trên địa bàn là 249,4km; xây dựng 78 trạm biến áp; lắp đặt 24,45 km đèn chiếu sáng cơng cộng (trong đó dọc quốc lộ 56 là 7,4 km và hệ

thống chiếu sáng trung tâm các xã là 17,05 km). Năm 2011, doanh thu đạt 51,5 tỷ đồng (tăng 24,52% so với năm 2010, đạt 101,19% kế hoạch); sản lượng điện năng tiêu thụ 54.665 ngàn KWh. Trạm biến áp 110Kv được đầu tư xây dựng đã hoàn thành đưa vào hoạt động để cung cấp nguồn cho khu vực trong huyện, từ năm 2011 đến nay, triển khai 21 dự án đầu tư xây dựng điện hạ thế.

i. Bưu chính – viễn thơng:

Ngành bưu chính viễn thơng được quan tâm đầu tư và phát triển, giá trị sản xuất 5 năm đạt 135,7 tỷ đồng, tổng số máy điện thoại trên địa bàn Huyện đến nay là 13.897 máy, đạt tỷ lệ 8,8 máy/100 dân; đã xây dựng bưu điện văn hóa 13 xã trên địa bàn Huyện.

Năm 2011, doanh thu đạt 56,31 tỷ đồng (tăng 12,88% so với năm 2010, đạt 100,33% kế hoạch ), tổng số máy điện thoại cố định 15.845 máy, đạt 10,9 máy/100 dân. Phát triển 675 thuê bao ADSL, nâng tổng số thuê bao ADSL lên 3.554 thuê bao.

Ngành bưu chính – viễn thơng thường xun đầu tư nâng cấp, bổ sung xây dựng cơ sở hạ tầng, cập nhật công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ thấp giá thành để phục vụ tốt khách hàng; đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của huyện và phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.

2.2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Với các biện pháp tích cực thực hiện các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như: áp dụng giống mới, cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nơng dân, củng cố và nâng cấp các cơng trình thủy lợi nên sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 37 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)