CHƢƠNG 3 : ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠ
HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Phân tích các quy hoạch và định hƣớng sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng
a) Tiến độ và hiệu quả của các quy hoạch
Tại huyện Thủy Nguyên hiện có một số dự án đang được triển khai với tiến độ và hiệu quả như sau:
- Dự án tổ hợp Resort sông Giá (khu nghỉ dưỡng và sân golf) tại xã Lưu Kiếm: gồm khu nghỉ dưỡng và sân golf nằm cạnh sơng Giá, sơng Móc, nguồn vốn đầu tư của nước ngồi (Hàn Quốc).
- Dự án khu đơ thị Bắc sơng Cấm thuộc các xã: Hồng Động, Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan: Là trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm thương mại giao dịch quốc tế, dịch vụ tài chính ngân hàng,... của thành phố Hải Phòng.
- Dự án khu đô thị, dịch vụ, công nghiệp VSIP tại các xã: Tân Dương, Dương Quan, Thuỷ Triều, Thuỷ Đường, Trung Hà, An Lư, Thuỷ Sơn (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải) nhằm xây dựng một khu đô thị hiện đại và khu dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngồi (Singapo).
- Dự án khu đơ thị - công nghiệp Bến Rừng tại các xã: Tam Hưng, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải): Khu đơ thị kết nối với thị trấn Minh Đức, khu đô thị VSIP; phát triển cơng nghiệp sửa chữa, đóng mới tàu biển, nhiệt điện với lợi thế nằm dọc theo sông Bạch Đằng.
- Dự án cụm công nghiệp Nam cầu Kiền tại các xã: Kiền Bái, Lâm Động: Phát triển công nghiệp tổng hợp và sửa chữa, đóng mới tàu với ưu thế nằm dọc theo sông Cấm.
- Dự án cụm công nghiệp Minh Đức - Tràng Kênh tại thị trấn Minh Đức và xã Gia Đức: khu các nhà máy, cơ sở sản xuất cơng nghiệp đã có từ trước đây, mở rộng về phía Gia Đức với lợi thế là giáp sơng Bạch Đằng.
- Dự án cụm công nghiệp tại xã Gia Minh: Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khu xử lý, chế biến chất thải rắn của thành phố.
- Dự án cụm công nghiệp tại xã Đông Sơn - Kênh Giang: Phát triển công nghiệp may mặc với tiềm năng là nguồn lao động dồi dào.
- Dự án nhà máy Nhiệt điện 1, 2 tại xã Tam Hưng: Nằm trong khu công nghiệp Bến Rừng.
- Dự án khu đô thị dịch vụ tổng hợp Quang Minh - Vinashin tại xã Thuỷ Sơn: Phát triển khu đô thị và dịch vụ trong sự phát triển, thực hiện quy hoạch mở rộng thị trấn Núi Đèo.
- Dự án hệ thống giao thơng hai bờ sơng Giá thuộc xã Hồ Bình, Lưu Kiếm: Tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, nguồn nước ngọt của sông Giá.
b) Những ưu điểm và hạn chế của các dự án quy hoạch
Trong quá trình thực hiện, xét về mặt định hướng quy hoạch không gian, các dự án kể trên thể hiện những ưu điểm và hạn chế nhất định đối với sự phát triển bền vững của huyện Thủy Nguyên. Định hướng quy hoạch không gian và phương án sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thuỷ Nguyên có một số điểm chưa phù hợp với quan điểm phát triển bền vững như sau:
* Những ưu điểm:
- Phù hợp điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng. - Phù hợp với phát triển kinh tế của huyện và thành phố.
* Những hạn chế:
- Chưa phát huy hết lợi thế phát triển kinh tế của các địa phương, vùng (một số vùng có đường giao thơng sang tỉnh bạn như đường liên tỉnh đi Kinh Môn, Hải Dương, đường 352 đi Mạo Khê, Quảng Ninh nên phát triển thêm thương mại).
- Một số vùng dự kiến phát triển dân cư lại nằm ngay trong khu cơng nghiệp về hố chất, sản xuất xi măng, đóng mới, sửa chữa tàu biển.
- Một số vùng quy hoạch đất trồng lúa lại nằm kẹp giữa khu công nghiệp và núi đá.
Như vậy, cần thiết phải có những định hướng phát triển không gian dựa trên các luận cứ khoa học nhằm điều chỉnh định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Thủy Nguyên đế năm 2020 phục vụ phát triển bền vững.
3.1.2. Quan điểm và định hƣớng sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững tại huyện Thủy Nguyên đến năm 2020
a) Quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển chủ đạo trong đề tài luận văn đối với huyện Thủy Nguyên đến năm 2020 được nhấn mạnh ở các luận điểm cụ thể sau:
- Định hướng sử dụng đất theo các tiêu chí về phát triển bền vững. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: bền vững môi trường (bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường), bền vững kinh tế (sử dụng tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tiềm năng đất đai) và bền vững về xã hội (giải quyết được các mâu thuẫn về quan hệ đất đai).
- Định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải đáp ứng được cả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Các quan điểm phát triển cụ thể bao gồm:
- Xây dựng phát triển đô thị văn minh hiện đại và phát triển bền vững. - Xây dựng nơng thơn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia.
- Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên đến năm 2020. - Theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc bộ và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phịng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050.
- Kế thừa có chọn lọc các đồ án, các dự án đã được phê duyệt đã và đang triển khai xây dựng trong phạm vi vùng huyện.
- Phát triển huyện Thuỷ Nguyên trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng Hải Phịng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Mục tiêu tổng quát: Sử dụng tài nguyên đất của huyện Thủy Nguyên hợp lý,
có hiệu quả kinh tế cao (bền vững về kinh tế) và đảm bảo cơng bằng xã hội, hịa giải được các mâu thuẫn xã hội trong sử dụng đất đai (bền vững về xã hội)
- Các mục tiêu cụ thể:
Xây dựng huyện Thủy Nguyên trở thành một vùng kinh tế động lực, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, là một hướng phát triển đô thị rất quan trọng của thành phố Hải Phịng: có cơng nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, là một trong những trung tâm cơng nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, trung tâm văn hoá, thể thao, du lịch sinh thái quan trọng của thành phố; có hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Xây dựng các khu đô thị hiện đại văn minh và phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao.
Xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Thủy Nguyên theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh.
Đảm bảo các mối liên kết phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên kết hợp quốc phòng an ninh.
c) Xác định tầm nhìn
Đến năm 2020 huyện Thủy Nguyên là vùng đô thị, vùng công nghiệp phát triển và vùng nông thôn mới trù phú đời sống cao hướng ra phía Bắc của thành phố Hải Phòng. Đây sẽ là một trong những vùng kinh tế động lực chủ yếu của thành phố Hải Phịng có vị trí trọng yếu về quốc phịng, an ninh:
- Vùng huyện Thuỷ Nguyên là vùng tổ chức không gian môi trường đô thị - nông thôn đặc trưng của vùng Duyên hải Bắc bộ với đặc trung cấu trúc dân cư sống theo kiểu làng xã bám quanh các điểm dịch vụ thương mại, văn hoá và các trục giao thông. Bên cạnh các khu đơ thị hiện có (thị trấn Núi Đèo, thị trấn Minh Đức và các thị tứ), Thuỷ Ngun cịn có 2 khu đô thị loại I đã được dự kiến phát triển trong quy
hoạch chung thành phố Hải Phịng tầm nhìn đến năm 2050 là trung tâm hành chính chính trị Bắc sơng Cấm, khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng.