Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hàm lượng và đánh giá sự phân bố một số kim loại trong nước biển và trầm tích tại khu vực biển miền trung, việt nam (Trang 36 - 38)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ở vùng biển miền Trung, Việt Nam cách bờ biển trên 30 km. Đây là một trong những khu vực có nguồn lực kinh tế biển dồi dào, trong đó, trước hết phải kể đến nguồn tài nguyên dầu khí. Trên lãnh hải miền Trung phân bố 4 trong số 7 bồn trũng có chứa dầu khí có mặt trên thềm lục địa của nước ta. Bờ biển và vùng lãnh hải rộng lớn khu vực này chứa các mỏ sa khoáng các nguyên tố hiếm và vật liệu xây dựng; các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa; nhiều nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái biển, ven biển phong phú.

Vùng biển miền Trung là vùng có đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau như dãi cát ven bờ, rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, rong biển, cửa sông, vùng triều, đầm phá, vũng, vịnh biển.

Đặc biệt, tiềm năng về du lịch biển đảo, miền Trung có nhiều bãi tắm đẹp, hấp dẫn du khách trong và ngồi nước. Bên cạnh đó có các đảo gần bờ với cảnh quan thiên nhiên đẹp, có giá trị đa dạng sinh học cao, nhiều đảo còn khá hoang sơ như bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Q (Bình Thuận)... [14].

Có thể nói, miền Trung là vùng có điều kiện sinh thái đặc thù, có vị trí địa chính trị- kinh tế và địa chiến lược quan trọng. Chính vì vậy, nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển miền Trung là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với các nhà khoa học nói riêng và nhân người dân Việt Nam nói chung.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản về quản lý tài nguyên - mơi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu đánh giá đặc điểm về địa chất, địa động lực, địa chất môi trường và dự báo thiên tai địa chất tại vùng biển Việt nam ở độ sâu từ 30 - 100 m nước và vuận văn này là một phần của một đề tài đó [1]. Do hiện nay, việc nghiên cứu về

kim loại nặng tại các vùng biển ngồi khơi ở Việt nam cịn khá hạn chế nên chúng tơi đã tiến phân tích và áp dụng quy trình khảo sát để xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nước biển và trầm tích ngồi khơi vùng biển miền Trung tại các độ sâu khác nhau nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, sự phân bố của các kim loại trong các pha nước và trầm tích và xu hướng ơ nhiễm.

Hình 2.1. Bản đồ khu vực lấy mẫu

2.1.2. Đới tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn

* Mẫu nước biển: 66 mẫu trầm tích bề mặt, 2 mẫu trầm tích lõi. * Mẫu trầm tích: 29 mẫu.

Nghệ An

Hà Tĩnh

Quảng Bình

Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hàm lượng và đánh giá sự phân bố một số kim loại trong nước biển và trầm tích tại khu vực biển miền trung, việt nam (Trang 36 - 38)