Muốn xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi một cách khoa học và hợp lý chúng ta cần biết:
- Tiêu chuẩn ăn của gia súc gia cầm về các chất dinh dưỡng như: năng lượng, protein, axit amin, hàm lượng xơ, khoáng...
- Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng, gía cả của các loại thức ăn dự kiến sẽ sử dụng trong khẩu phần (chú ý giới hạn tốt đa % của từng loại nguyên liệu). Giá cả của các nguyên liệu làm thức ăn có thể tính cho 1 kg hay cho 1.000 kcal năng lượng (tiêu hoá hay trao đổi) và 100 gam protein thô trong thức ăn.
3.1. Phương pháp tính toán đơn giản
Phương pháp này áp dụng tính toán cho các khẩu phần thức ăn chỉ bao gồm một vài nguyên liệu và yêu cầu tính một vài chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần. Các phương pháp kinh điển được sử dụng để xây dựng khẩu phần như: Phương pháp thử -sai (trial - error), phương pháp hình vuông Pearson, phương pháp lập phương trình đại số.
Bảng 64. Khuyến cáo giới hạn tối đa sử dụng nguyên liệu trong khẩu phần lợn và gia cầm (kg/100kg khẩu phần)
Lợn thịt có trọng lượng (kg) Lợn nái sinh sản Nguyên liệu 5- 10 11- 20 21- 50 51 -100 Mang thai Nuôi con Ga, vịt Ngô 50 50 50 65 50 50 70 Tấm gạo 50 50 50 65 50 50 70 Cám gạo 10 20 30 45 50 40 20 Sắn 0 20 30 45 30 30 30 Cám mỳ 10 15 25 45 50 40 20 Lúa 0 0 5 10 15 10 15 Bột cỏ 0 0 4 4 4 4 4 Bột cá 10 10 8 8 5 8 10
Bột cá mặn 0 0 8 10 7 6 0
Bột thịt 3 3 5 5 3 5 5
Bột máu 2 2 3 3 3 3 3
Khô đậu tương 25 25 15 15 15 15 35
Đậu tương hạt 25 25 15 10 10 15 25 Khô dầu lạc 0 0 10 10 10 10 0 Khô dầu dừa 0 0 5 5 5 5 5
Bột sữa 15 15
Dầu, chất béo 4 4 5 5 5 5 5
Nguồn: Lã Văn Kính, thức ăn chăn nuôi số 2/2004.
Các phương pháp có chung các bước như sau:
Bước 1:
Xác định nhu cầu dinh dưỡng , tiêu chuẩn cho gia súc, gia cầm . Nhu cầu dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) hoặc tham khảo tiêu chuẩn NRC (Mỹ), ARC (Anh), tiêu chuẩn của Nhật Bản, Hà Lan, Ân Độ...phù hợp với khí hậu và các vùng sinh thái khác nhau; phù hợp với các giống gia súc gia cầm và từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của con vật.
Bước 2:
Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để lập khẩu phần ăn. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó. Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải phù hợp với từng loại gia súc, đảm bảo tính ngon miệng của con vật.
Bước 3:
Tiến hành lập khẩu phần. Phương pháp này thường theo các bước chính sau đây: - Xác định khối lượng các loại thức ăn bổ sung như khoáng vi lượng , premix vitamin... Các loại thức ăn này thường chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu phần (bảng 64).
- Ấn định khối lượng một số loại thức ăn giàu protein hoặc thức ăn giàu năng lượng (tham khảo khuyến cáo ở trên).
- Trên cơ sở thức ăn đã ấn định tính toán khối lượng các loại thức ăn còn lại. Ta có thể xác định khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: phương pháp đường chéo Pearson hoặc phương pháp dùng phương trình đại số.
- Tính toán giá trị dinh dưỡng của khẩu phần dự kiến.
- Điều chỉnh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều chỉnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu con vật
Ví dụ, phối hợp khẩu phần thức ăn cho gà đẻ theo phương pháp đường chéo Pearson.
Xác định công thức sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ, yêu cầu 1 kg thức ăn hỗn hợp có: năng lượng: 2750 -2800 Kcal ME; Protein thô: 16 %; Lysine: 0,8 %; Methionine: 0,3%; Ca: 3,5%; P: 0,8 -1%; NaCl: 0,5%.
Các nguyên liệu thức ăn bao gồm: ngô vàng, cám, bột cá, đậu tương, khô lạc, bột sò, bột xương, Premix khoáng và vitamin, NaCl, DL-methionine, L-Lysine (bảng 65).
Bảng 65. Giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn
Thức ăn ME (Kcal) Protein (%)