Tối ưu hoá khẩu phần hay còn gọi là lập khẩu phần để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của gia súc gia cầm với giá thành thấp nhất là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Có hai nguyên tắc để lập khẩu phần là khoa học và kinh tế.
2.1. Nguyên tắc khoa học
+ Khẩu phần ăn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, thoã mãn được tiêu chuẩn ăn. Đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng: axit amin, khoáng , vitamin...
+ Khối lượng khẩu phần ăn phải thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hoá. Để khống chế khối lượng khẩu phần ăn người ta dùng lượng thức ăn (% vật chất khô) có thể thu nhận tính theo tỷ lệ khối lượng cơ thể .
- Trâu bò thịt: lượng vật chất khô có thể thu nhận được là 2,5 - 3,0% khối lượng cơ thể (W).
- Bò sữa: lượng vật chất khô có thể thu nhận được: 2,5% W + 10% sản lượng sữa. Mật độ năng lượng của khẩu phần:
Ví dụ: Tiêu chuẩn ăn của lợn
nái nuôi con giồng nội có trọng
lượng 81 -90 kg cho 1 ngày đêm
(TCVN):
ME (kcal) : 8.621 hoặc
36 MJ ME
Chất khô: 2,67 kg
Protein thô: 453 g Protein tiêu hoá: 336 g
Xơ thô (g): 187 g
(không vượt quá)
Ca: 21,4 g P: 17,4 g NaCl: 15,8 g Fe: 367 mg Cu: 37 mg Zn: 158 mg Mn: 143 mg Co: 5,6 mg I: 1,1 mg
ME (Kcal, Mcal/kg VCK) =
Tổng kg VCK của khẩu phần - Lợn: lượng vật chất khô có thể thu nhận được là 2,5%W.
- Ngựa: lượng vật chất khô có thể thu nhận được là 2%W.
2.2. Nguyên tắc kinh tế
Khẩu phần ăn phải có giá cả hợp lý và rẽ. Để khẩu phần thức ăn vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho động vật vừa tối ưu về mặt kinh tế cho người chăn nuôi khi lập khẩu phần phải chú ý các vấn đề sau đây:
+ Tính sẵn có, chất lượng và giá cả của nguồn nguyên liệu thức ăn. + Đặc tính sinh học, tính năng sản xuất và năng suất, tuổi của giống. + Mục tiêu nuôi dưỡng động vật ( nuôi lấy thịt, trứng hay làm giống...). + Đặc điểm cơ bản của hệ thống nuôi dưỡng, ăn tự do hay hạn chế. + Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nuôi dưỡng...